Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của TTCT Thái Bình Dương đã cải thiện rõ rệt khi thay dầu cá bằng dầu vi tảo trong khẩu phần dinh dưỡng.
Kết quả của các nhà nghiên cứu ở Banglades cho thấy, có thể sử dụng ethanol chiết xuất từ cỏ gà Cynodon dactylon để ngăn ngừa nhiễm virus gây hội chứng đốm trắng ở tôm nuôi.
Carp edema virus (CEV) là tác nhân gây bệnh phù trên cá chép (Carp edema virus disease – CEVD), một bệnh truyền nhiễm mới nổi có khả năng lây nhiễm cao và gây chết cá ở nhiều nơi trên thế giới.
Các thử nghiệm bổ sung L-selenomethionine vào thức ăn cho cá rô phi tại Thái Lan cho thấy hiệu suất chăn nuôi tăng, đồng thời nâng cao khả năng chống lại các mầm bệnh.
Cá bè quỵt (bè vẫu) có tên khoa học là Caranx ignobilis Forsskal, 1775. Đây là đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh và đặc biệt là khả năng thích nghi tốt với biển, đầm phá có độ mặn dao động lớn. Chúng hiện được ngư dân nuôi ở một số vùng ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn giống phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại nên việc mở rộng phát triển nuôi loài cá này còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil cho thấy, bổ sung lá kinh giới oregano khô vào thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đã làm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus agalactiae của cá.
Khép kín vòng đời trong nuôi thương phẩm cá chình nước ngọt Nhật Bản là điều cần thiết để giúp bảo vệ các quần đàn cá trong tự nhiên, đồng thời ổn định khâu cung cấp con giống. Tuy nhiên, để khắc phục các vấn đề như ấu trùng dị hình hoặc tỷ lệ sống thấp và thu được sản lượng lớn ấu trùng có kích thước chuẩn khi biến thái thành cá chình kính, cần thiết phải hoàn chỉnh thức ăn và quy trình nuôi.
AHPND (Bệnh hoại tử gan tụy cấp) hay EMS (Hội chứng chết sớm) có đặc điểm là lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao (có thể lên tới 100%), thường trong vòng 30 – 35 ngày thả ao nuôi với tôm post hoặc tôm nhỏ. Bệnh do thể thực khuẩn của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, chúng đi qua đường miệng và xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm, sau đó tạo ra độc tố phá hủy cấu trúc và chức năng cơ quan tiêu hóa của tôm là gan tụy.
Hyperthermics, công ty chuyên chế biến các sản phẩm lên men sinh học tại Na Uy đang tận dụng những chất thải NTTS theo một cách rất sáng tạo để sản xuất protein thay thế bột cá, điện hoặc nhiệt năng.
Vừa qua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Ngọc Nhã cùng các đơn vị trực thuộc Sở, UBND huyện Cù Lao Dung và các ban, ngành đoàn thể đi khảo sát thực tế nguồn nghêu giống vùng ven bờ biển tại huyện Cù Lao Dung.