Đỉnh cao công nghệ thủy sản Nhật

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngư dân Nhật Bản không ào ạt ra biển khai thác lấy số lượng, để tận diệt nguồn lợi. Với họ, khai thác vừa đủ nhưng chất lượng sản phẩm đạt đỉnh cao bằng cách áp dụng công nghệ và duy trì kỹ thuật khai thác, bảo quản tốt.

Chính phủ hỗ trợ

Nhìn sang ngư dân tại châu Âu, hay ngư dân bang Alaska, Mỹ đang đang khốn khổ vì chi phí nhiên liệu gia tăng, thì Nhật Bản lại giải cứu ngành ngư nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghệ cao. Từ năm 2008, Nhật đã cho ra đời những chiếc tàu chạy bằng sức gió hay còn gọi là tàu lai đầu tiên trên thế giới. Mãi đến năm 2013, Na Uy mới cho ra đời chiếc tàu lai tiếp theo, chấp nhận đi sau Nhật Bản dù công nghệ đóng tàu của những nước phương Tây luôn đứng đầu. Không chạy bằng 100% năng lượng gió nhưng những con tàu của Nhật Bản có thể tiết kiệm 60% nhiên liệu và giảm 80% mức phát tán khí thải. Shinei Maru 66, một trong những chiếc tàu lai đầu tiên của Nhật Bản và thế giới không khác những chiếc tàu đánh cá thông thường khi thả neo ở cảng Otoshibe nhưng tiết kiệm nhiên liệu, tiện nghi như lái chiếc xe hạng sang Prius Toyota trên đất liền, thuyền trưởng Tadatoshi Ikeuchi 62 tuổi chia sẻ. Ngoài ra, nhờ ra khơi bằng chiếc tàu này, vị thuyền trưởng đã tiết kiệm được hơn 283 lít dầu/ngày, giảm chi phí hàng ngày thêm 100 USD và tự tin mỗi lần ra khơi.

Việc cho ra đời những chiếc tàu chạy bằng nhiên liệu sinh học là một phần nhỏ trong chương trình hai năm hỗ trợ ngành nông nghiệp Nhật Bản. Trước đó, người Nhật đã cho ra đời những tàu khai thác mực ống sử dụng hệ điều hành máy tính và đèn LED tiết kiệm năng lượng; đồng thời nâng cao sản lượng khai thác. Dù chỉ là những những mẫu thử nghiệm, nhưng thể hiện sự nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong công cuộc giải cứu ngành ngư nghiệp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhiên liệu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

 

Ngư dân dốc sức

Thủy sản Nhật Bản nổi tiếng, giá trị rất cao bởi nghệ thuật đánh bắt và bảo quản sản phẩm của chính các ngư dân đã đạt đến trình độ tinh xảo. Ngư dân Nhật Bản không ướp đá sản phẩm ngay sau khi đánh bắt để tránh làm hỏng thịt cá. Họ vẫn sử dụng phương pháp xử lý cá truyền thống “Ike-jime”cũng đang được cả thế giới áp dụng. Đây là phương pháp giết cá truyền thống từ hàng ngàn năm trước nhằm đảm bảo thịt cá giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài hơn bình thường. Ở một nước phát triển như Nhật Bản, cách thức xử lý cá “nhân đạo” cũng được ngư dân rất coi trọng. Với họ, nghệ thuật Ike-Jime luôn có những cách xử lý cá khéo léo, để chúng không cảm thấy đau đớn.

Khi hầu hết các nước trên thế giới giữ thịt cá tươi bằng đá lạnh thì người Nhật lại không áp dụng cách này. Với người Nhật, cách này khiến thịt cá kém chất lượng, sũng nước, giảm độ ngon, nhanh hỏng. Ở 00C thịt cá bị co lại, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và biến thịt từ tươi ngon chuyển sang quá trình phân rã. Và do đó, ngư dân Nhật Bản không muốn ngâm cá trong nước đá. Họ không đánh vảy hay mổ bụng cá cho đến khi về nhà, cách giữ cá tốt nhất là phòng lạnh hoặc ngăn lạnh thời điểm đầu khoảng 5 – 100C, sau đó là dưới 50C.

“Công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngư dân không phải là câu trả lời duy nhất”, Kazuo Hiraishi, chuyên gia Bộ Thủy sản Nhật Bản cho biết. Do đó, ngư dân Nhật Bản luôn ý thức được ngành ngư nghiệp mạnh hay không, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các dự án đầu tư, chính sách ưu đãi, còn đòi hỏi sự chủ động, nỗ lực đổi mới tư duy sản xuất của chính những ngư dân.

Tuấn Minh

NYT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!