T2, 06/07/2020 12:15

Định vị nguồn cá biển bằng vệ tinh

Chưa có đánh giá về bài viết

Trên thế giới, công nghệ vệ tinh đã được ứng dụng vào nhiều hoạt động trong dự báo thời tiết – thiên tai, khai thác, vận tải và bảo tồn đại dương. Có hơn 30 quốc gia đã và đang nghiên cứu công nghệ vệ tinh và có khoảng 940 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo trái đất.

Thế giới

Ngành thủy sản cũng đang ứng dụng công nghệ vệ tinh vào nghiên cứu, khai thác và bảo tồn các loài sinh vật biển nhằm tăng hiệu quả trong quản lý, thu thập thông tin cũng như có chiến lược phát triển thủy sản bền vững.

Công nghệ vệ tinh đã giúp các nhóm nghiên cứu ghi lại hoạt động của nhiều loài sinh vật biển quý hiếm và khó theo dõi. Vệ tinh đã định vị được hoạt động của 3 con cá Mola Mola (cá mặt trời) ở vùng biển đông bắc Đại Tây Dương. Bằng cách gắn thẻ vệ tinh, phân tích thân nhiệt của cá và độ sâu mực nước biển thông qua máy theo dõi, dữ liệu được chuyển về hệ thống Argos 4 giờ một lần. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện đường đi của 3 con cá này. 2 con cá đầu tiên được định vị khi đang hoạt động ở vùng biển Bồ Đào Nha và sau đó đã di chuyển xuống phía nam, con cá còn lại được phát hiện ở phía tây Ireland. Hoạt động của 3 chú cá này phù hợp với hoạt động di cư theo mùa của cá mặt trời, di chuyển lên vùng biển vĩ độ cao rồi sau đó tiếp tục trở lại vùng biển phía nam. Nhờ vệ tinh định vị, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra sự di chuyển của cá mặt trời còn phụ thuộc vào sự di chuyển của con mồi như sứa, các loài cá nhỏ…

định vị nguồn cá biển bằng vệ tinh

Cá mặt trời

Đường đi của cá mặt trời theo quan sát của vệ tinh

Năm 2009, dự án rùa quần đảo Turks và Caicos đã lần đầu tiên gắn thẻ vệ tinh công nghệ cao lên rùa biển để theo dõi sự di cư của chúng. Hai con rùa đã được gắn thẻ của dự án, bao gồm một đồi mồi tên là Felicia và một rùa xanh tên là Suzie, cả hai đều là cá thể trưởng thành. Việc gắn thẻ này giúp tất cả mọi người truy cập internet đều có thể theo dõi được trực tuyến.

Suzie là con rùa đầu tiên được gắn thẻ bởi nhóm dự án, sau khi được một ngư dân Caicos thả ra vào ngày 24/6/2009. Suzie đã được đưa đến vùng cực đông Caicos và thả về biển. Các thẻ theo dõi gắn trên rùa sẽ truyền tín hiệu lên vệ tinh mỗi khi rùa ngoi lên mặt nước, những thông tin này sẽ cho các nhà khoa học biết về địa điểm và quãng đường di chuyển của rùa.

Rùa được gắn thẻ để theo dõi qua vệ tinh

Rùa được gắn thẻ để theo dõi qua vệ tinh

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản cũng có thể được công nghệ vệ tinh hỗ trợ hiệu quả. Tháng 4/2009, Tổ chức The Pew Charitable Trusts đã công bố một dự án mới, được thiết kế nhằm giúp các nhà quản lý nghề cá địa phương theo dõi và điều chỉnh tàu thuyền đánh bắt, tránh tình trạng khai thác quá mức. Dự án này có nhiều ưu điểm trong quản lý nguồn lợi biển như: cập nhật vị trí tàu thuyền đánh bắt hàng ngày, cải thiện chất lượng dữ liệu khoa học, bảo mật thông tin dữ liệu, quản lý xả thải rác biển.

“Các dữ liệu khoa học thu thập bởi hệ thống theo dõi FAD sẽ thay đổi cách thức phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững sinh học gắn liền với phát triển kinh tế” – John Hampton, quản lý của Chương trình Thủy sản đại dương của Cộng đồng Thái Bình Dương đã phát biểu về dự án này đối với hoạt động đánh bắt cá ngừ ở tây và trung Thái Bình Dương.

 

Việt Nam

Theo thông tin từ Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC), dự kiến tháng 9/2016 vệ tinh MicroDragon sẽ chính thức được chế tạo, tích hợp; đến tháng 9/2017 sẽ hoàn thành, và năm 2018 vệ tinh MicroDragon của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc VNSC cho biết, vệ tinh MicroDragon được chế tạo và phóng lên quỹ đạo với các nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi mọi sự thay đổi để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Thanh Mai

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!