T2, 06/07/2020 10:57

Thủy sản Việt Nam số 11 – 2014 (186)

Xuất bản ngày 1/6/2014

Thưa quý vị bạn đọc!  

Những ngày qua, phía Trung Quốc không ngừng các hoạt động ngang ngược và phi lý trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cản trở và tấn công các lực lượng chấp pháp của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng những con tàu hiện đại ngăn cản và tấn công ngư dân Việt Nam, khi liên tiếp đâm, làm chìm và gây thương vong cho các ngư dân Việt Nam tham gia khai thác hải sản tại Hoàng Sa. Điển hình như ngày 26/5, tàu cá ĐNa 90152 TS (công suất 450 CV của bà Huỳnh Thị Như Hoa, TP Đà Nẵng) do ông Đặng Văn Nhân làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đánh bắt hải sản hợp pháp tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu vỏ sắt giả danh tàu cá số 11209 của Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm. Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã đâm nát một tàu của ngư dân Quảng Ngãi, khiến tàu bị chìm, hai ngư dân chết và mất tích.

Trước những hành động ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ; đồng thời, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng luôn tỉnh táo, kiên định, bình tĩnh trước những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, Chính trị viên tàu Cảnh sát Biển 2016 cho biết: đơn vị luôn động viên cán bộ, chiến sĩ bám vị trí, chủ động tránh va, bảo đảm an toàn cho toàn tàu, không nao núng, thực hiện theo mệnh lệnh của thuyền trưởng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Đó là tổ chức gây sức ép, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Cùng đó, ngư dân Việt Nam, nhất là ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn kiên cường bám biển, vừa khai thác hải sản, vừa góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc; Bởi, bên cạnh họ luôn có sự ủng hộ, giúp sức của toàn dân tộc.

Vai trò của ngư dân là rất lớn, nên đầu tư “trả” lại họ thực sự cần thiết. Trong bài viết “Lịch sử gọi tên ngư dân”, tác giả Đức Thảo đã chỉ rõ: Dồn sức đầu tư cho ngư dân là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Một chiến lược thực sự để thay đổi diện mạo làng cá, nâng tầm vị thế ngư dân là quá cần thiết. Sự đầu tư không chỉ là tàu to, ngư cụ hiện đại mà là sự đầu tư dài hơi về con người, cùng các tổ chức hội, đoàn trên biển, để ngư dân không chỉ bám biển mà phải là người chủ của biển Việt Nam.

Cùng đó, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đây không phải là vấn đề mới nhưng đến nay vẫn chưa có bước đi bài bản và hiệu quả. Bởi theo ý kiến của nhiều chuyên gia: Việc xây dựng thương hiệu phải đi từ gốc. Không phải bỏ tiền ra quảng cáo là làm thương hiệu. Thương hiệu phải đi từ nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, đời sống công nhân, trách nhiệm đối với người tiêu dùng và trách nhiệm với chính ngành thủy sản.

Ngoài ra, còn nhiều chuyên mục hấp dẫn và đặc sắc. Mời quý độc giả đón đọcTạp chí Thủy sản Việt Nam số 11 (phát hành ngày 1/6/2014).

Trân trọng!

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Mrs Nguyệt Nga: 098.453.99.88098.453.99.88

Mrs Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 37711756(04) 37711756

Email:nga@thuysanvietnam.com.vn ; vunathuysan@gmail.com phqc@thuysanvietnam.com.vn

hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau: 

Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam 

Đăng ký đặt mua Con Tôm

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

error: Content is protected !!