EU và Vương quốc Anh ký kết thỏa thuận đánh bắt cá

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Ngày 2/6, EU và Vương quốc Anh đã ký kết một thỏa thuận đưa ra các giới hạn đánh bắt đối với trữ lượng cá được quản lý chung cho năm 2021. Đây là thỏa thuận thường niên đầu tiên trong khuôn khổ hiệp ước thương mại mới giữa London và Brussels.

Ông Virginijus Sinkevičius, Ủy viên châu Âu về Nghề cá cho biết: “Thỏa thuận này cung cấp khả năng dự đoán và tính liên tục cho các đội tàu với tổng sản lượng đánh bắt cho phép trong thời gian còn lại trong năm nay”. Thỏa thuận này có lợi cho ngư dân, đặc biệt là phụ nữ, cộng đồng ven biển và khu vực cảng hai bên, cũng như việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Điều này chứng minh rằng hai quốc gia có thể tìm thấy các thỏa thuận và tiến tới làm việc song phương.

Ủy ban Châu Âu cho biết, thỏa thuận thiết lập tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) đối với 75 nguồn cá trong năm 2021, cũng như một số nguồn trữ lượng biển sâu cho năm 2021 và 2022. Thỏa thuận cũng cung cấp rõ ràng về giới hạn tiếp cận đối với các loài phi hạn ngạch.

EU và Vương quốc Anh đã ký kết một thỏa thuận đưa ra giới hạn đánh bắt đối với trữ lượng cá được quản lý chung cho năm 2021.

Theo Thỏa thuận Hợp tác và Thương mại mới, 25% hạn ngạch của EU trước đây trong vùng biển của Vương quốc Anh sẽ được chuyển cho Vương quốc Anh từ nay đến tháng 6/2026, với tỷ lệ cụ thể của TAC hàng năm được thỏa thuận cho từng nguồn khai thác thủy sản. Hiện, việc hợp tác vào vùng biển đối phương được cấp phép thông qua hệ thống cấp phép tàu cá.

Việc tiếp cận các vùng biển đánh cá đã gây ra một số tranh chấp trong 5 tháng kể từ khi Vương quốc Anh rời khỏi thị trường thống nhất và liên minh thuế quan vào hồi đầu năm. 

Đầu tháng 6, một cuộc tranh cãi mới đã nổ ra giữa Anh và Pháp về việc các tàu đánh cá của Pháp tiếp cận vùng biển xung quanh hạt địa Jersey thuộc quần đảo Eo biển, các tàu Pháp cho biết giấy phép cấp cho họ không bao gồm các điều kiện có trong thỏa thuận thương mại. 

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ quan điểm không chấp nhận những cuộc điều động mới này và sẽ bảo vệ quyền lợi của ngư dân. Ngoại trưởng Pháp cũng cho biết sẽ không ngần ngại huy động tất cả các “đòn bẩy” trên cấp độ chính trị, pháp lý và tất cả các biện pháp cưỡng chế theo ý của họ.

M.H

Theo Euractiv

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!