Hướng đến phát triển bền vững nuôi tôm hùm

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 16/8, Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội thảo phát triển nuôi tôm hùm bền vững tại các tỉnh miền Trung.

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, tôm hùm tại Việt Nam phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, nghề nuôi  tôm hùm phát triển từ năm 2000. Tôm hùm có giá trị kinh tế cao, hiện nay đang được chú trọng phát triển và chủ yếu được nuôi bằng lồng. Đến nay, ước tính hơn 53.000 lồng trên cả nước (Phú Yên có trên 23.627 lồng, Khánh Hòa 28.455 lồng với khoảng 8.000 – 10.000 hộ nuôi), sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn/năm, đem lại nguồn thu gần 4.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm vẫn còn nhiều bất cập như: Chưa quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, chưa chủ động nguồn giống, đầu ra nên giá trị đem lại còn bấp bênh. Những năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nuôi tôm hùm, nhưng những nghiên cứu này chỉ dừng ở quy mô nhỏ. Nhiều kết quả công trình nghiên cứu trước không ai kế thừa, tiếp tục chắp nối nên không phát huy hiệu quả.

Chưa chủ động nguồn giống, người dân vẫn phải dùng bẫy bắt tôm hùm con – Ảnh: Trần Tiến Dũng

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, trước những bất cập trên, Bộ NN&PTNT giao Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị chuyên trách tháo gỡ những tồn tại này. Cần có những nghiên cứu để áp dụng khoa học vào nuôi tôm, các cơ quan chuyên môn phải nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra để khuyến cáo dân có hướng nuôi phù hợp.

Minh Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!