Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, xử phạt hoặc bị tàu cá các nước trong khu vực uy hiếp có xu hướng gia tăng.
Từ khi có quy định tàu cá có chiều dài dưới 15m không được ra vùng biển xa bờ, hàng trăm tàu cá tại tỉnh Phú Yên phải nằm bờ, cuộc sống của ngư dân vùng biển của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.
Khô cá là một trong những sản phẩm quen thuộc của người dân miền Tây. Vào đầu mùa cá nam, khô cá hố được sản xuất nhiều nhất bởi đây là một sản phẩm độc đáo, rất khác biệt.
Với quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam, ngày 16/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; đây được coi là công cụ hữu hiệu, với những mức xử phạt nghiêm ngặt hơn. Thủy sản Việt Nam đã có buổi trao đổi với bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra (Tổng cục Thủy sản) để hiểu hơn về những điều này.
Vay tiền đóng tàu to để đánh bắt xa bờ, nhưng thu không đủ bù chi, nhiều ngư dân miền Trung nợ xấu hàng tỷ đồng, nguy cơ bị kiện.
Ngày 12/8, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan nhằm đánh giá tình hình triển khai Luật Thủy sản 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019).
Thực hiện Luật Thủy sản, đến nay, Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh Bình Định 3.118 giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi; UBND tỉnh đã công bố 1.388 giấy phép khai thác thủy sản vùng lộng và 1.609 giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ. Việc cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản nhằm từng bước hiện đại hóa nghề cá, phát triển bền vững hơn, tuy nhiên khi triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều điểm vướng.
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về quản lý khai thác thủy sản và tàu cá cũng như hoạt động chống khai thác IUU.
Tại một hội nghị bàn về xây dựng hạ tầng nghề cá mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những trở ngại cho phát triển khai thác hiện nay chính là hạ tầng nghề cá (cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão…) chưa đáp ứng sự phát triển và yêu cầu đặt ra.
Gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác IUU nên được coi là động lực giúp các quốc gia, trong đó có Việt Nam tái cơ cấu, hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh.