(Thủy sản Việt Nam) – Bảo vệ ngư dân bám biển làm ăn để thể hiện trong thực tế, quyền làm chủ vùng biển Tổ quốc, đang đặt ra nghiêm túc. Đó là việc lớn, nhưng trước hết phải từ bờ. Ngư dân yên tâm bám biển khi có gia đình hạnh phúc chờ đón ở trong bờ; con tàu đánh bắt sẽ vượt qua mọi sóng gió khi trong bờ có cơ sở dịch vụ hậu cần đầy đủ.
Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vừa giải ngân số tiền 400 triệu đồng cho gia đình ngư dân Lê Văn Toàn ở xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ vay mua máy trang bị cho tàu đóng mới, công suất 400CV, với lãi suất cho vay là 5%/năm.
Trong lúc đang đánh bắt cá ở vùng biển Nghệ An, một chiếc tàu cá bất ngờ bị chết máy, phải kêu cứu về đất liền. Chính quyền địa phương đã ứng cứu 14 ngư dân trên tàu kịp thời.
Từ nhiều năm nay, ngư dân ở một số tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL đã quen việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở các ngư trường trên vùng biển Tây. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có một số ngư dân mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khai thác… với số tiền lên đến hàng tỷ đồng để tham gia đánh bắt cá ở ngư trường nước sâu trên vùng biển Đông, thuộc quần đảo Trường Sa.
Tin từ Việt Nam MRCC cho biết, tàu QNg 92443 TS trong quá trình đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thì bị hỏng máy, mắc cạn, khiến 10 ngư dân trên tàu rơi vào tình trạng nguy kịch. Mọi công tác cứu hộ cứu nạn đang được gấp rút triển khai.
Ngư dân Quảng Bình vừa được lắp đặt 133 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, thường gọi là máy đài tàu. Theo quyết định của Chính phủ thì các khoản lắp đặt này đều được Nhà nước đài thọ. Thế nhưng, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KTBVNLTS) Quảng Bình lại yêu cầu người dân phải nộp hàng chục triệu đồng.
Ngay trong đầu tháng 7 tin vui đến với nhiều nông dân tỉnh Cà Mau, đó là có trên 2.500 hộ dân đã trúng vụ mùa kép, cả lúa và tôm trên cùng một diện tích đất sản xuất.
Người dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau đã quen ở nơi đầu sóng, ngọn gió. Nếu ở cạnh phía biển đông ngán nhất vào mùa gió chướng thì cánh rừng ven phía biển tây lại âu lo tới mùa gió Nam. Khi thời tiết bất thường, giông gió ầm ầm kéo đến, sạt lở liên miên, con người thực sự mỏng manh.
(Thủy sản Việt Nam) – Chuyên gia thủy sản, ông Nguyễn Tử Cương, cho rằng, để biến nuôi trồng thủy sản thành mũi nhọn, cần cho nông dân quyền làm chủ thực sự diện tích mặt biển.
Ở nơi phần lớn các gia đình đàn ông đều đi biển để mưu sinh, những người phụ nữ hàng ngày phải vừa chăm con, vừa lo công tác “hậu cần” để xây dựng cuộc sống gia đình, niềm hy vọng vẫn ánh lên dẫu mồ hôi và cả nước mắt hàng ngày vẫn đổ xuống. Đó là bến cá Duy Hải, thuộc thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Một ngày cùng với những người phụ nữ nơi đây đã cho chúng tôi những cảm nhận mới và tin hơn về những điều tốt đẹp còn tồn tại trong cuộc đời này.