Quảng Bình có chiều dài bờ biển hơn 116 km, với năm cửa sông thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, ngư dân Quảng Bình đã nỗ lực vượt khó, bám biển làm giàu cho gia đình và góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chiều ngày 2-11-2012, tại huyện đảo Phú Quốc, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải Quân đã tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ quản lý nhà nước vùng biển đảo Tây Nam lần thứ 9. Trung tướng Trần Phi Hổ -, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cùng lãnh đạo chỉ huy các lực lượng, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã tham dự hội nghị.
Mặc cho cái lạnh trong đêm, những người mưu sinh ở bến cá phường Mỹ Bình (TP. Long Xuyên, An Giang) vẫn miệt mài với công việc gánh cá. Về khuya, không khí hoạt động tại đây vẫn rất nhộn nhjp…
Là địa phương có số lượng tàu đánh cá lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, Vàm Láng (thuộc huyện Gò Công Đông) đã thay da đổi thịt từ một xã nghèo trở thành một thị trấn sầm uất với nhiều nhà cao tầng, xe cộ lưu thông nhộn nhịp. Ngày nay, thị trấn Vàm Láng không chỉ gắn với hình ảnh đội tàu đánh bắt cá khơi xa hùng hậu mà còn là nơi có hệ thống dịch vụ, hậu cầu nghề cá triển mạnh.
Sau những ngày bão nổi, ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lại chuẩn bị ngư lưới cụ tiếp tục ra khơi. Nhờ cải tiến ngư cụ và linh hoạt chuyển đổi nghề, nhiều phương tiện có được thu nhập khá.
Vụ cá Nam 2012 đã khép lại với kết quả khả quan, đạt 1.425,6 nghìn tấn trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng 3,6% so với kế hoạch và 3,7% so với cùng kỳ năm 2011, song vẫn còn đọng lại nhiều nỗi lo.
Nhiều bậc cao niên ở phường ven biển Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) nói rằng, khi họ còn để chỏm đã thấy người lớn căng buồm đi biển dài ngày đánh bắt thủy sản. Trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều ngư dân Quảng Tiến xung phong điều khiển tàu cá làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Đất nước hòa bình, ngư dân ở đây xây dựng nhiều hợp tác xã nghề cá, khai thác đạt năng suất cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Ngoài phù sa tưới mát những cánh đồng thêm màu mỡ, mùa nước lũ còn đem đến nguồn thuỷ sản dồi dào cho cư dân thượng nguồn, nhất là cá linh – đặc ân mà thiên nhiên dành cho người dân vùng lũ. Người có ít vốn thì đặt lờ, lọp, dớn. Người vốn nhiều thì đóng đáy, lưới giựt, gió gạt, vận chuyển cá đến các nơi, hoặc ướp, ủ làm mắm bán quanh năm.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có bờ biển 126km và hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai 22.000ha mặt nước. Trong vùng hiện có 5 cửa biển, trong đó có hai cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Đây là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; có tiềm năng thế mạnh trong xây dựng nền kinh tế biển và đầm phá.
Chính sách hỗ trợ ngư dân là liều thuốc “trợ lực” giúp họ vượt qua rào cản về giá cả nguyên, nhiên liệu liên tục tăng, về đối diện với thiên tai, nhân tai… để một lòng bám biển vươn khơi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngư dân đã gặp không ít vướng mắc. Họ đang cần “trợ lực” đúng nghĩa để vững lòng vươn khơi.