T6, 03/11/2023 02:49

Kiểm soát hiện tượng gù lưng trên cá lóc

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hiện nay, cá lóc bị vẹo xương sống (cá gù) vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (từ 8 – 10%) trên tổng sản lượng cá xuất bán, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Nghề nuôi cá lóc ở nước ta hiện nay rất phát triển, tập trung nhiều nhất là khu vực ĐBSCL như: Trà vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang… 

Trước đây cá lóc nuôi theo phương thức truyền thống, thức ăn chủ yếu các loài cá, tôm, ốc bắt từ tự nhiên. Tuy nhiên, khi cá lóc nuôi nhiều hơn, cá nuôi dưới dạng công nghiệp, nuôi mật độ dày, sản lượng cao… thì nguồn thức ăn này lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, các nhà dinh dưỡng đã nghiên cứu, phát triển thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp cho cá lóc và hiện nay, nuôi cá lóc sử dụng một phần hoặc hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Mặc dù thức ăn công nghiệp giúp cá phát triển nhanh, môi trường ít ô nhiễm…; nhưng lại gây ra một số bất thường trên cá như gù lưng. Tình trạng này xảy ra nhiều khiến năng suất và giá thành cá thịt bị ảnh hưởng đáng kể… 

Nguyên nhân 

Hiện tượng gù lưng trên cá lóc nuôi công nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân như chất lượng cá giống hoặc môi trường bị ô nhiễm do lạm dụng hóa chất làm sốc cá… Tuy nhiên, phần lớn cá gù lưng là do nguồn thức ăn, dinh dưỡng từ thức ăn công nghiệp gây ra là chính. Vì bản chất cá lóc có đặc điểm là loại cá ăn tạp thiên về động vật, trong tự nhiên cá lóc ăn các loài cá nhỏ, tôm tép… có trong môi trường, cho nên bộ máy tiêu hóa cá lóc hấp thu thức ăn từ động vật tốt hơn thức ăn từ thực vật. 

Thức ăn công nghiệp cho cá lóc gồm một phần là bột cá (hoặc bột thịt) thuộc đạm động vật, một phần premix (tổ hợp vitamin và khoáng chất) còn lại phần lớn là từ thực vật (đạm động vật được thay thế bằng đạm thực vật như bột đậu nành, bột bắp, bột mì…). Do vậy khi cá lóc ăn thức ăn công nghiệp thì một số chất cá hấp thu tiêu hóa được và một số chất cá không tiêu hóa hoặc chuyển hóa, hấp thu kém… cho nên cá thường thiếu một số dưỡng chất cần thiết, nhất là phosphor (là một trong những chất góp phần quan trọng trong việc tạo bộ khung xương vững chắc của cá). 

Ngoài ra, thức ăn công nghiệp nếu bảo quản không tốt, không đúng cách cũng làm giảm chất lượng, một số vitamin dễ thiếu hụt. Đặc biệt, người nuôi cũng thường có tâm lý cho cá ăn nhiều để thúc đẩy cá lóc lớn nhanh, rút ngắn thời gian nuôi…; do đó, tạo thêm gánh nặng cho bộ xương, cá phát triển mất cân đối, cơ thể dễ biến dạng, gù lưng, sức đề kháng kém… 

Biện pháp khắc phục 

Trong công tác sản xuất giống: Cần làm tốt khâu chọn lọc cá bố mẹ như: chọn bố mẹ khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, không đồng huyết, có chế độ nuôi vỗ cá bố mẹ tốt… Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ cho con giống chất lượng. 

Kiểm soát môi trường nuôi: Giữ môi trường sạch, có chế độ thay nước định kỳ và ưu tiên dùng các sản phẩm vi sinh (probiotic) giúp môi trường thông thoáng. Không sử dụng thuốc sát trùng trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT. 

Chăm sóc, cho ăn: Khi cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp thì nên chọn loại dành riêng cho cá lóc và đúng cho từng giai đoạn cá, kích cỡ, độ đạm phù hợp. Trong quá trình cho cá ăn nên trộn thêm vitamin tổng hợp, nhất là Vitamin C và bổ sung kèm trong mỗi cữ ăn men tiêu hóa BIO VIZYME for fish liều 4 g/kg thức ăn và tổ hợp enzyme tiêu hóa BIO POLYZYME for Aquaculture liều 2 ml/kg thức ăn, cho ăn suốt quá trình nuôi để giúp cá lóc tiêu hóa tốt thức ăn công nghiệp, cá hấp thu được đầy đủ dưỡng chất (tăng biến dưỡng) để nuôi cơ thể tăng trưởng và cá phát triển cân đối. 

Theo khảo sát thực tế, cá càng lớn thì tỷ lệ bị gù lưng càng cao. Do đó, khi cá lóc nuôi từ tháng thứ 3 trở đi, ngoài 2 sản phẩm men tiêu hóa và enzyme trên thì bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của cá lóc sản phẩm BIO CALPHOS liều 2 – 3 ml/kg thức ăn, cho ăn suốt quá trình nuôi. Sản phẩm BIO CALPHOS với thành phần gồm các khoáng chất canxi, phosphor, đồng, kẽm, mangan và magie sẽ bổ trợ giúp cá cứng xương, giảm thiểu tối đa cá bị gù lưng, giúp cá khỏe mạnh đạt năng suất cao. 

Đặng Hồng Đức

Cố vấn kỹ thuật Công ty Liên doanh Bio Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!