T2, 06/07/2020 11:17

Kỳ lạ chuyện tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Bên cạnh việc dùng làm thực phẩm giá trị cao, mới đây các nhà khoa học còn nghiên cứu ứng dụng loài tôm trong điều trị một số bệnh.

Mắt tôm bọ ngựa giúp phát hiện ung thư

Mỗi mắt tôm bọ ngựa chứa khoảng 10.000 đơn vị đo thị giác ommatidia. Mỗi hàng ommatidia có khả năng chuyên biệt. Tôm bọ ngựa sử dụng những hàng ommatidia để phát hiện ánh sáng, nhận diện màu… Mỗi ommatidia có khả năng lọc ánh sáng phân cực cũng như thụ thể nhạy cảm ánh sáng.

Thông qua điểm khác biệt của mắt tôm bọ ngựa, các nhà khoa học Anh và Mỹ đã phát triển một loại camera có thể phát hiện ung thư ở người. Một số loài động vật có thể sử dụng ánh sáng phân cực để phát hiện và phân biệt đối tượng. Về lý thuyết, con người có thể tự phát hiện nguy cơ ung thư, nếu loại camera kia được ứng dụng phổ biến trên các thiết bị hằng ngày, như điện thoại thông minh. Tôm bọ ngựa còn có khả năng nhìn thấy tia tử ngoại, hồng ngoại và ánh sáng phân cực nên được coi là loài động vật sở hữu thị lực phức tạp nhất. Việc phát triển loại camera này được hy vọng sẽ trở thành nền tảng cho nhiều phương pháp phát hiện ung thư không xâm lấn khác. Các chuyên gia đã thử nghiệm khi dùng một máy chuyên dụng để quét cơ thể người bệnh ung thư và giám sát hoạt động tế bào đó nhưng chưa thật đầy đủ. Họ nhận thấy, trong khi hệ thống hình ảnh hiện tại sử dụng ánh sáng phân cực để phát hiện tế bào ung thư thì nếu tái tạo được khả năng siêu phàm ở mắt tôm bọ ngựa, chúng ta sẽ có thể phát hiện ung thư sớm và giảm thiểu thời gian sinh thiết.

 

Vỏ tôm hỗ trợ trị bệnh đường ruột

Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện ra vỏ tôm, cua và tôm hùm chứa vi hạt có đặc tính kháng viêm, có thể giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm đường ruột bao và viêm loét đại tràng. Các nhà nghiên cứu bắt đầu loại bỏ canxi và protein trong cua, tôm hùm và vỏ tôm. Tiếp đó, phát triển carbohydrate ở động vật có vỏ thành các hạt nhỏ, được gọi là “bắt chước vi khuẩn” (tương tự vi khuẩn) và xây dựng bổ sung bằng miệng giúp điều trị thành công bệnh hen suyễn dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm đại tràng và nhiễm trùng thực phẩm gây ra trong các mô động vật. Vỏ hải sản không tốn kém và luôn sẵn có. Các vi hạt cũng không gây dị ứng và phân hủy sinh học. Trọng tâm của nghiên cứu là các đại thực bào đường ruột.

 

Tôm hùm xanh


Một người dân Mỹ mới đây đã bắt được cá thể tôm hùm xanh, loài giáp xác hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện trong tự nhiên 1/2.000.000 con. Con tôm có màu xanh sáng và nặng khoảng 900 g. Theo các nhà nghiên cứu, màu xanh của tôm hùm xanh là do một biến thể di truyền hiếm gặp. Tôm hùm có trọng lượng tối đa 9 kg. Chúng thường sống ở các bãi đá, rạn san hô nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh ven biển. Đây là loài có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn. Chúng trú ẩn trong các hang đá, ít hoạt động ban ngày, tích cực tìm mồi ban đêm. Tôm hùm ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường ăn cá, tôm, cua ghẹ, cầu gai, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể, rong rêu.

Kim Phượng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!