Mật độ nuôi tu hài phù hợp

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Đối với nuôi tu hài thương phẩm thì nên thả với mật độ bao nhiêu là hợp lý?

(Đỗ Văn Huấn, TP Hải Phòng)

Trả lời:

Đối với nuôi bãi: Có thể thực hiện theo 2 hình thức là định vị một con vào 1 lỗ cho từng vị trí cụ thể dùng que chọc 1 lỗ và thả vào 1 con giống, hoặc định vị và rải đều trên mặt bãi cho tu hài giống tự lụi xuống cát. Mật độ trung bình 50 con/m2.

Đối với nuôi lồng bè: Khi lắp giáp lồng và đã định lượng cát xong tiến hành treo lồng sát mặt nước (ngập cát xuống nước) tiến hành gieo giống lên mặt cát, sau đó phủ nắp lên và cố định nắp lồng và treo lồng xuống vị trí nuôi an toàn (với bè độ sâu đạt 2,5 – 3,5 m, với giàn cố định thì đáy lồng cách mặt bãi 0,3 – 0,5 m). Mật độ 50 – 60 con/lồng (300 – 400 con/m2).

Hỏi: Xin được tư vấn về thức ăn và cách cho tôm càng xanh ăn trong giai đoạn đầu khi nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn?

(Phạm Thành Long, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau)

Trả lời:

Diện tích ao nuôi tôm càng xanh toàn đực giai đoạn 1 từ 500 – 2.000 m2; ao chứa lắng 1.000 – 2.000 m2. Thức ăn và cho ăn tôm nuôi giai đoạn 1 sử dụng thức ăn viên công nghiệp để cho tôm ăn đảm bảo độ đạm ≥ 40%. Ngày đầu tiên sử dụng thức ăn với lượng 1,5 – 2 kg/100.000 giống. Trong 20 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,2 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 21 – 29, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống. Bắt đầu từ ngày 30 – 50, đặt sàng ăn, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn, khẩu phần ăn cho ăn bằng 5 – 5,5% trọng lượng thân. Thức ăn cho vào sàng ăn là 1 – 1,2% khẩu phần thứ ăn/ngày.

Hỏi: Bệnh đục cơ trắng đuôi trên tôm càng xanh nên xử lý ra sao cho hiệu quả?

(Nguyễn Minh Anh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Bệnh trắng đuôi (đục cơ trắng cơ, hoại tử cơ) trên tôm càng xanh thường xảy ra khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ mặn trong môi trường ao nuôi, khi tôm nhiễm bệnh này khắc phục bằng các biện pháp sau: Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ lưỡng, xử lý bùn đáy ao nuôi tôm diệt khuẩn, nước cấp vào ao phải đi qua lưới lọc hoặc xử lý trước. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm một số chế phẩm sinh học trong NTTS để làm sạch môi trường nước, khử khí độc và xử lý đáy ao nuôi như Bottom-Up giúp phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải, xử lý bùn đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!