T3, 09/05/2023 03:43

Nuôi tôm “3 Tốt”: Lợi nhuận tốt, Tăng trưởng tốt, Tỷ lệ thành công tốt

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Để có thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì hướng đi tất yếu là phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Nhưng, vấn đề mà người nuôi quan tâm là làm sao lựa chọn được mô hình, công nghệ nuôi phù hợp, tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sản phẩm tôm đạt chất lượng xuất khẩu. Mô hình nuôi tôm “3 Tốt” của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam là mô hình đã đáp ứng được những đòi hỏi này.

Cần thay đổi phương thức sản xuất

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Ngành tôm đạt giá trị xuất khẩu kỷ lục 4,3 tỷ USD trong năm 2022 và được dự báo có thể duy trì đà này trong năm 2023. Để ngành tôm phát triển bền vững, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết và có chứng nhận chất lượng để đảm bảo chất lượng, hạ giá thành cho sản phẩm. Cùng với đó, tập trung hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật tiên tiến, phù hợp, hiệu quả; phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Cùng đó, năm 2023, ngành tôm đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha (tôm sú 610.000 ha, TTCT 120.000 ha, con lại là tôm càng xanh và tôm khác); sản lượng tôm các loại 1.080 nghìn tấn, trong đó tôm sú 280 nghìn tấn, TTCT 750 nghìn tấn, còn lại là tôm càng xanh và tôm khác. Để đạt được chỉ tiêu đó, một trong những giải pháp được Tổng cục Thủy sản đưa ra đó là tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tập trung hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả. Phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh…

Uni-President liên tục tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề nuôi tôm “3 Tốt” tại các tỉnh, thành để lan tỏa về mô hình tân tiến, hiệu quả. Ảnh: Uni

Lợi thế từ công nghệ hiện đại

Nghề nuôi tôm thời gian qua gặp nhiều khó khăn do đối mặt với diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, chi phí vật tư đầu vào biến động, sản phẩm làm ra không ổn định về giá. Vì vậy, vệc cải tiến quy trình kỹ thuật, đưa các mô hình mới vào nuôi tôm, nhằm tăng năng suất, nâng cao thu nhập của người dân là vấn đề hết sức cần thiết. Cùng đó, TTCT có khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ, mật độ cao trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộc lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng kém, dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Ngoài ra, môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, chi phí vật tư đầu vào (con giống, vật tư, thuốc thú y thủy sản, thức ăn…) luôn biến động, sản phẩm làm ra không ổn định về giá, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nuôi tôm.

Trước những thách thức này, có thể thấy, mô hình nuôi tôm “3 Tốt” của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đang được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành là mô hình giúp nông dân dễ dàng quản lý môi trường nước và thức ăn, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của tôm, giúp mang lại năng suất và lợi nhuận ổn định. Nuôi tôm “3 Tốt” là giải pháp kỹ thuật nuôi TTCT siêu thâm canh với mật độ cao đang được nhân rộng triển khai tại các tỉnh ven biển với mục tiêu quản lý môi trường nuôi tôm tốt nhất, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Ngoài nâng cao năng suất, chất lượng tôm, ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ “3 Tốt” còn tiết kiệm điện bơm nước, chất thải trong ao nuôi tôm được thu gom dễ dàng và đẩy ra ngoài thông qua hệ thống xiphong thu gom xử lý tập trung giúp giảm lao động, tiết kiệm nước, giảm ô nhiễm môi trường.

Nuôi tôm “3 Tốt” là mô hình sử dụng diện tích xử lý nước nhỏ chỉ bằng 1/3 diện tích theo mô hình đang được khuyến cáo hiện nay. Do vậy, ưu điểm của mô hình này là: Hiệu suất sử dụng quỹ đất cao, tiết kiệm chi phí tiền điện, giảm được các chi phí hóa chất xử lý nước. Lượng nước thay rất ít, phù hợp với những khu vực có nguồn cung cấp nước ít; từ đó sẽ tiết kiệm được các chi phí thuốc, giảm lượng khoáng sử dụng, giảm chi phí nhân công. Mô hình tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình nuôi, góp phần bảo vệ muôi trường nuôi và nâng cao tính cạnh tranh khi xuất bán tôm cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, Uni-President Việt Nam còn nghiên cứu sản phẩm chuyên dụng Vi sinh 3K để sử dụng xuyên suốt trong thời gian nuôi. Giá thành sản xuất thấp tương đương giảm được 20% so với các mô hình như hiện nay, người nuôi có thể lựa chọn xuất bán tôm từ khi đạt size 100 con/kg là bắt đầu có lãi cho tới 30 con/kg.

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm 3 Tốt là: Quy trình nuôi giữ được màu nước ổn định, chủ yếu dùng vi sinh BSL, Unilight và 3K; không dùng kháng sinh; dùng các sản phẩm bổ gan, đường ruột của Công ty như: HerbPro, Gut-Pro và bổ sung khoáng hàng ngày như: King khoáng, Camax để trộn cho ăn; hạn chế thay nước nhiều, thay vào đó bổ sung nhiều vi sinh có lợi. Các khách hàng trên khắp các tỉnh, thành đang áp dụng mô hình này của Uni-President rất hài lòng về quy trình này; cùng đó, mong muốn Công ty tiếp tục giúp nhiều bà con nuôi tôm hơn nữa, để họ có thể nuôi tôm thành công hơn, bền vững hơn và lợi nhuận tốt hơn.

Thời gian qua, Uni-President Việt Nam đã liên tục tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề nuôi tôm “3 Tốt” tại các tỉnh, thành ở khu vực miền Trung và miền Bắc, để giới thiệu đến bà con nuôi tôm trên cả nước về mô hình này.

Trên đây là số kết quả thực tế đạt được của mô hình nuôi tôm “3 Tốt” của Uni-President tại các khu vực. Hiện còn rất nhiều các mô hình đang được triển khai nhân rộng ở các tỉnh. Bà con nuôi tôm có thể tham khảo từ nhân viên phụ trách của Uni-President ở các khu vực để có thêm thông tin.

Diệu An

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!