Trong khi rất nhiều hộ nuôi tôm ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung lao đao vì dịch bệnh thì ông Nguyễn Hải (SN 1943, ở khu phố 6, phường Phú Đông) đã mạnh dạn có những bước đi mới trong việc thay đổi kỹ thuật nuôi, trở thành một trong những nông dân làm giàu từ vật nuôi này.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi ếch Thái ở xã Mỹ Tân phát triển khá mạnh. Hiện xã có trên 60 hộ nuôi; trong đó, có khoảng 10 hộ vừa nuôi, vừa cung cấp ếch giống. Nhiều hộ khấm khá, có hộ trở nên giàu có từ nghề này cũng như nhờ kết hợp áp dụng mô hình nuôi ếch – cá.
Trong khi chờ các chính sách mới có hiệu lực và được thực thi, người nuôi tôm vẫn đang vật lộn với khó khăn về vốn, ảnh hưởng tới nuôi vụ mới, khiến nguồn nguyên liệu vẫn còn thiếu, cung – cầu mất cân đối.
Cá dìa (Siganus gustatus) có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính ăn tạp, chúng được nuôi kết hợp với tôm sú và được xem là loài nuôi hiệu quả trong ao nuôi tôm dịch bệnh.
Ở nhiều nơi, việc nuôi tôm sú gặp nhiều rủi ro, thì tại xã An Trạch (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), nông dân lại làm giàu từ con tôm này.
Phú Yên có bờ biển dài hơn 189km, với nhiều đầm vịnh tạo nên các vùng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích hơn 3.000ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú. Ngoài ra, tỉnh còn có hàng trăm ha ao hồ nuôi thủy sản nước ngọt ở ven các sông, suối, hồ, đập và trong các khu nội đồng. Bên cạnh đó, còn có các trại sản xuất giống thủy sản ven biển…
Đến nay, diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 41.335 ha, trong đó tôm sú là 28.596 ha, tôm thẻ 12.739 ha và diện tích thiệt hại trên 12.000 ha, chiếm khoảng 29% diện tích thả nuôi.
Nhiều mô hình khuyến nông thành công đem lại ứng dụng, tăng năng suất, chất lượng nhưng lại khó triển khai; tình trạng “ủ” đề tài diễn ra ở không ít địa phương.
Từ năm 2012 đến nay, mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài đã được ngành chức năng chuyển giao cho nhiều hộ dân ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Mô hình này đã mang lại hiệu quả kép về kinh tế lẫn môi trường nên đang được khuyến khích nhân rộng tại các vùng ven biển của tỉnh.
Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.