Thanh Thủy là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh Phú Thọ nuôi thâm canh cá lồng tại một số hộ dân ở xã Xuân Lộc. Nhận thấy hiệu quả bước khả quan từ mô hình này, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ về kỹ thuật nuôi cá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho những hộ dân nuôi thử nghiệm, đồng thời tiếp tục tuyên truyền nhân rộng số hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện Thanh Thủy đã có trên 50 lồng nuôi cá trên sông Đà và các hồ chứa.
TPHCM đi đầu cả nước trong việc đưa con cá sấu vào chương trình phát triển trọng điểm với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân; đặc biệt là thị trường đầu ra còn bấp bênh đã khiến cá sấu chưa được khai thác đúng với tiềm năng vô cùng to lớn của nó…
“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.
Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.
Anh vũ (Semilabeo notabilis Peters, 1881) là một loài cá quý, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Việc đưa cá anh vũ vào nuôi đang mở ra một hướng đi mới nhiều hứa hẹn.
Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm trước, nói về nuôi trồng thủy sản, người ta thường nhắc tới các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá…, với hình thức độc canh là chính. Mở hướng đi mới, công tác khuyến ngư tập trung phát triển mô hình nuôi đa con, đa canh.
Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.
Trong cái nắng chói chang của những ngày hè, chúng tôi tới thăm khu ương nuôi của Trường Cao đẳng Thuỷ sản.