Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh Ninh Thuận đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.
Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.
Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.
Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Từ kỳ vọng đến thất vọng, đó là tâm trạng chung của nhiều người dân và chính quyền xã Đồng Rui đối với dự án nuôi trồng thuỷ sản của Công ty CP Thiên Thành. Bởi vì, từ năm 2008 cho đến nay, hơn 106ha của xã đã bị Công ty bỏ hoang và người dân tại địa phương thì đang rơi vào tình cảnh không có đất để sản xuất.
Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.
Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản là thế mạnh truyền thống ở Nam Bộ với thành tích dẫn đầu cả nước về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu suốt hàng chục năm qua. Vậy mà, giờ đây, ngành này ở Nam Bộ đang lâm vào tình cảnh suy sụp, nhiều nhà máy đình trệ sản xuất, công nhân thất nghiệp.
14 năm triển khai nuôi tôm nước lợ, chưa khi nào bà con thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) trúng đậm như vụ một năm nay. Nhiều hộ, trừ hết các khoản chi phí, lãi ròng hơn 300 triệu đồng/ha.
Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.
Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Bình Định triển khai thành công mô hình nuôi cá vược (chẽm) trong ao đất ở huyện Phù Mỹ, giúp ngư dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, chọn đối tượng nuôi mới, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh.