Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…
Sau hơn 1 năm triển khai bảo hiểm con tôm (BHCT), Sóc Trăng đã bồi thường cho người bị thiệt hại trên 213 tỷ đồng (cao gấp 3 lần doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực này). Tuy nhiên, dư luận tại địa phương đang đặt nhiều nghi vấn về tình trạng trục lợi của một số hộ nuôi tôm ở đây, như: việc thả ít báo nhiều, kéo dài thời gian khai báo thiệt hại để hưởng chênh lệch…
Mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông dần mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều địa phương nhân rộng. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chất lượng nguồn tôm giống đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng suất sau thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu có trạm cung cấp giống chất lượng là chất xúc tác mạnh để mô hình giàu tiềm năng tiếp tục phát huy hiệu quả…
Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.
Cá thát lát cườm thịt ngon, giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, người nuôi cá ĐBSCL đã chuyển sang dùng thức ăn công nghiệp, hiệu quả cao, vì cùng lúc có thể chủ động nguồn thức ăn, tăng lợi nhuận, năng suất cao, cá bán được giá.
Mặc dù mới đi vào hoạt động và chưa chạy hết công suất nhưng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất cá khô và bột cá đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho cả DN và người dân địa phương.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung – ấp 10 – xã Tân Thạch (Châu Thành).
Sau một năm làm ăn thất bát vì dịch bệnh, người nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung kỳ vọng vào vụ nuôi mới, gỡ gạc lại vốn. Nào ngờ bước vào đầu vụ, dịch bệnh lại tấn công tôm.
5 năm nay, vùng tôm – lúa ở một số tỉnh ĐBSCL tích cực áp dụng GAP trong nuôi trồng, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP, hữu cơ, là nền tảng để xây dựng thương hiệu gạo cho vùng lúa và tôm – lúa ĐBSCL.
Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều – Quảng Công – Quảng Điền – Thừa Thiên – Huế) cho biết: “Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.