(TSVN) – Tại Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 diễn ra sáng ngày 18/12, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã giới thiệu các mô hình tiên tiến như “Lúa thơm – Tôm sạch” và “Tôm rừng mangrove-carbon zero”. Những mô hình này không chỉ tận dụng tối đa lợi thế sinh thái mà còn tăng giá trị sản phẩm, giảm chi phí và mở ra cơ hội xuất khẩu lớn.
(TSVN) – Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, ông Đỗ Văn Được (52 tuổi), tổ dân phố thôn Thạch Bi 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang sở hữu hàng chục lồng nuôi cá mú tại vùng cửa biển Sa Huỳnh, lợi nhuận hàng năm thu về khoảng 1 tỷ đồng.
Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ chi phí mang lại lợi nhuận gần 500 triệu đồng/ha. Đây được xem là đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng. Qua đó, giúp nông dân giảm nỗi lo về dịch bệnh khi biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
(TSVN) – Để hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra cho thủy sản nuôi, Sở NN&PTNT Bắc Giang đề nghị Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các huyện chỉ đạo các địa phương, cơ sở nuôi tuân thủ nhiều quy định.
Tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện, đi làm với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh vẫn quyết tâm bỏ phố về quê lập nghiệp. Sau gần 8 năm khởi nghiệp, trải qua không ít khó khăn, anh đã thành công với mô hình nuôi cá chạch và lăng nha. Từ mô hình này, gia đình anh thu lợi nhuận từ 400-500 triệu đồng/năm.
(TSVN) – Trong tháng 11/2024, Chi cục Thủy sản Quảng Ninh tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện lấy mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra một số biện pháp kiểm soát biến động môi trường, hạn chế dịch bệnh cho các địa phương.
Với mô hình trang trại của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao.
(TSVN) – Việc cải tạo ao nuôi trong mùa lũ là rất quan trọng. Điều này giúp duy trì môi trường sống lý tưởng cho các loài thủy sản, từ đó giảm rủi ro và nâng cao năng suất.
(TSVN) – Hiện nay, thế giới chưa có thuốc điều trị bệnh do vi bào tử trùng (EHP). Vì vậy, phòng, chống bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi (con giống, thức ăn, môi trường, quy trình nuôi,…).
(TSVN) – Vào mùa mưa bão, mưa nhiều sẽ làm suy giảm pH nước ao nuôi. Vì vậy, vôi thường được sử dụng để điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp cho thủy sản nuôi.