Cuộc sống dưới đáy đại dương bao la còn ẩn chứa nhiều bí ẩn thú vị, thôi thúc con người cố gắng tìm hiểu sâu hơn về nó.
Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não. Mực ống khổng lồ đực có trọng lượng 150kg, chiều dài 10m, dương vật dài 1,5m nhưng chỉ có một bộ não nhỏ 15g. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện điều khá lạ thường ở loài này đó là hệ thống tiêu hóa của nó chạy xuyên qua trung tâm của bộ não để tiêu hóa trước khi đi xuống thực quản.
Piranha, động vật đáng sợ nhất dưới đáy đại dương. Piranha là loài cá có bộ răng sắc “như dao cạo” ở vùng sông Amazon, loài này là nỗi khiếp sợ của nhiều sinh vật dưới đại dương. Đây là loài cá có kích thước to lớn, một con cá Piranha trưởng thành có kích thước từ 14 đến 26 cm.
Vi khuẩn biển Pelagibacter ubique (hay được gọi là SAR 11) sở hữu trong mình một bộ gen hoàn hảo nhất so với tất cả các loài khác sinh sống trên hành tinh chúng ta. SAR 11 được cấu tạo từ 1354 gen, thậm chí còn ít hơn cả loại vi sinh vật cổ đại nhất. Nếu so sánh, loài người có khoảng 30 nghìn gen. Tuy nhiên, cấu tạo gen của vi sinh vật này hoàn hảo. Không hề phát hiện ra một gen nào không làm việc hay bất cứ cặp gen lặp nào.
Cá da trơn có khoảng 100.000 chồi vị giác. Mỗi chồi vị giác của loài này rộng khoảng 50 nanomet. Cá càng lớn thì càng có nhiều chồi vị giác, nó cũng có thể có hơn 175.000 vị giác rải rác trên cơ thể. Các râu dài của cá da trơn có chồi vị giác, do đó thường thường được sử dụng để ngửi và cảm nhận những gì chúng sắp ăn trong các vùng biển xung quanh. Chính vì râu quan trọng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn nên mắt của chúng khá nhỏ.
Cá heo có thể nhìn xuyên thấu. Cá heo sử dụng sóng siêu âm để điều hướng sinh sống dưới đại dương, săn mồi, giao tiếp, và làm tất cả mọi thứ. Tần số định vị bằng tiếng vang của loài này giúp nó nhìn xuyên thấu các loài khác giống như tia X-quang. Căn cứ vào hành vi cá heo (đặc biệt là ở cá heo mũi chai), người ta tin rằng cá heo có thể nhìn kỹ vào dạ dày của cá mập. Cá heo cũng có thể quan sát dọc theo đáy biển để phát hiện cá ẩn bị chôn vùi trong lớp cát vùi sâu 1m.
Loài cá mập có khả năng trương phình cơ thể. Cá mập phình (swellshark) có tên khoa học là Cephaloscyllium ventriosum, là một bậc thầy về ngụy trang. Khi nó bị đe dọa, loài này sẽ hút nước vào bụng, cơ thể nó sẽ sưng phồng lên đến gấp hai lần kích thước bình thường của nó để ngăn chặn kẻ thù.
Sâu ưa nhiệt Pompeii là loài sâu nóng nhất hành tinh và cũng là loài sâu khó nghiên cứu nhất. Loài này được đặt tên là Alvinella pompejana, tụ tập thành các ống khói màu đen ở các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển, phát triển mạnh ở những điểm nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt, và do đó cho đến nay rất khó để các nhà khoa học đưa chúng lên bề mặt mà còn sống để nghiên cứu nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu trước đây ở những khu vực này cho thấy, chúng có thể phát triển mạnh ở 60 độ C (140 độ F) hoặc cao hơn.
Cá chình Anguilla có thể đi trên cạn. Cá chình Anguilla, thường được gọi là cá chình châu Âu sống trong các hồ và sông ngòi của Bắc Âu và Anh. Loài này từng được ghi nhận có chiều dài gần 2m (6,5 ft), nhưng đa số chỉ bằng nửa kích thước hoặc nhỏ hơn. Loài này có thể ra khỏi nước và sống sót trên đất liền trong một khoảng thời gian ngắn.
Những cuộc di cư “khổng lồ” dưới đáy đại dương diễn ra mỗi ngày. Biển Sargasso là vùng biển độc đáo nhất trên thế giới. Nơi đây có một hệ sinh thái gần như hoàn toàn tự cung tự cấp. Đại dương nơi đây cung cấp thực phẩm và nơi trú ẩn cho hàng ngàn loài. Vào ban đêm, nơi đây diễn ra những cuộc di cư lớn nhất thế giới với hơn 5.000 loài, bao gồm hàng triệu sinh vật biển từ đáy sâu đại dương lên tìm kiếm thức ăn, sau đó trở về đáy đại dương trước khi bình minh.