Phòng và điều trị bệnh sưng vòi ở ốc nhồi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Làm sao để phòng và điều trị bệnh sưng vòi ở ốc nhồi?

(Nguyễn Văn Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)

Trả lời:

Phòng và trị bệnh: Thay toàn bộ nước và nên cách ly, vớt hết những con ốc nhồi đang bị bệnh để cách ly với những con ốc nhồi khỏe mạnh. Ngưng cho ốc ăn trong thời gian xử lý. Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị, tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi ngâm lại nước trong ao nuôi. Khi ốc được điều trị khỏe mạnh mới thả lại môi trường ao nuôi. Lưu ý, không để ốc chết trong ao, ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi. Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn trong quá trình xử lý, điều trị bệnh. Thay nước 20 – 30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao. Định kỳ dùng vôi để khử trùng nước và ổn định PH ao nuôi với lượng 1- 2 kg/100 m2, 2 lần/tháng. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn để khử trùng ao nuôi như: Vicato, BKC, hoặc chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi.

Hỏi: Nên dùng cách nào để ổn định được kiềm trong ao nuôi, mong được tư vấn?

(Lưu Văn Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Trả lời:

Trong quá trình nuôi cần phải duy trì độ kiềm trong khoảng 80 – 180 mg/l CaCO3 để ổn định được pH. Nâng kiềm bằng hỗn hợp 30 kg vôi nóng CaO + 40 kg vôi canxi CaCO3 + 5 kg khoáng cứng vỏ + 20 kg Mg + 5 – 7 kg Kali + 15 – 20 kg Sodium Bicarbonate, trộn chung, khuấy đều, xử lý cho ao 1.000 m3, chia đều đánh 4 lần trong nửa ngày. Ngày hôm sau pH sẽ tăng lên 7,5 – 8, kiềm tăng lên 120 mg/l CaCO3. Giảm kiềm bằng cách thay nước 30%, dùng 20 – 30 lít EM2/1.000 m3 (EM2 được ủ tăng sinh từ chế phẩm vi sinh EM1) đánh liên tục 3 – 4 đêm vào lúc 19 – 20h, tảo trong ao được kiểm soát sẽ giúp làm giảm độ kiềm.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!