T2, 06/07/2020 10:20

Robot “sứa” bảo vệ đại dương

Chưa có đánh giá về bài viết

Các kỹ sư Mỹ đã cải tiến robot đại dương và vừa công bố một loại robot mới mang ngoại hình giống loài sứa có thể đảm nhiệm vai trò giám sát môi trường, các dòng hải lưu và nghiên cứu đời sống đại dương.

Mật độ hoạt động trên đại dương cũng giống như các con đường trên đất liền, các tuyến đường biển cũng là một trong những đường phố bận rộn nhất trên hành tinh. Các hạm đội tàu chở dầu, tàu tuần dương, các tàu khai khoáng, xà lan liên tục đan chéo nhau trên toàn thế giới thông qua những đường thủy cao tốc, để lại chuỗi ô nhiễm, hủy hoại môi trường. Các cơ quan quản lý không thể ở khắp mọi nơi mọi lúc trên mặt biển, nhưng robot “sứa” lại có thể làm việc này.

Ảnh robot Cryo được chụp lại từ video của Virginia Tech.

Ảnh robot Cryo được chụp lại từ video của Virginia Tech.

Cryo là một loại robot tự động với tám chân cơ khí và một quả bóng silicon, được tạo ra bởi nhóm kỹ sư đến từ Virginia Tech. Các nhà khoa học tin rằng loại máy móc có linh hồn này có thể cách mạng hóa lĩnh vực giám sát hải dương học, làm cho đường thủy trở nên sạch hơn và an toàn hơn.

Không giống với người tiền nhiệm RoboJelly của mình, Cryo được hỗ trợ bởi một cục pin sạc niken hidrat tiên tiến. Hiện tại, pin có thể chịu được 3-4 giờ bơi cho mỗi lần sạc, nhưng các nhà nghiên cứu đang làm việc để nâng cao thời lượng pin. RoboJelly có kích cỡ nhỏ hơn Cryo, tuy nhiên lại bị gắn với một đoạn dây điều khiển, một nhược điểm lớn. Trong khi đó, Cryo là một loại robot không dây, “không có điều khiển từ xa ở trên các Cryo. Đặt nó vào nước, kích hoạt cảm biến là xong. Cảm biến áp suất và phần mềm máy tính sẽ làm phần việc còn lại”, các nhà khoa học cho biết.

Cơ thể Cryo bao gồm một cơ cấu hỗ trợ phần cứng và các động cơ điều khiển trực tiếp bằng các cánh tay cơ khí khi được kết hợp sử dụng với một loại chất dẻo tương tự chất nhầy trên thân cá, tạo ra các thủy lực động học.

Cryo có kích thước và trọng lượng của một người đàn ông trưởng thành, dài 1,7m và cân nặng khoảng 77kg. Nó đã tạo ra sự ngạc nhiên khi di chuyển một cách sống động như thật và khá nhanh nhẹn trong nước. Trong thực tế, bạn sẽ rất khó để bắt được một con sứa, đó là lý do tại sao Cryo có rất nhiều tiềm năng để trở thành một “cảnh sát” đại dương.

Cả hai dự án RoboJelly và Cryo là một phần của dự án liên kết các trường đại học trên toàn nước Mỹ trị giá 5 triệu USD. Dự án này được Trung tâm Chiến tranh đại dương của Hải quân và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ tài trợ. Mục đích là để tăng cường sức mạnh, cài đặt các robot tự động ở các vùng biển với mục đích giám sát, giám sát môi trường ngoài các mục đích thông thường khác như nghiên cứu đời sống thủy sinh, lập bản đồ đáy biển và giám sát các dòng hải lưu.

Phan Sương (Theo Earthtechling)

Nhân Dân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!