(TSVN) – Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên như từ nước và từ đất. Chất khoáng có nhiều chức năng khác nhau cả bên trong và bên ngoài tế bào. Chúng đóng vai trò là thành phần cấu trúc của mô cứng và các thành phần của mô mềm. Chúng cũng là các thành phần của phức protein – kim loại và đóng vai trò là chất hoạt hóa của nhiều loại enzym.
Độ mặn liên quan đến tổng nồng độ của tất cả các ion trong nước và các ion chính góp phần tạo nên độ mặn là canxi, magie, natri, kali, bicarbonate, clorua và sunfat. Độ mặn ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của động vật thủy sản và nó là yếu tố làm thay đổi nhiều phản ứng sinh lý như trao đổi chất, tăng trưởng, chu kỳ sống, dinh dưỡng và các mối quan hệ nội tại giữa các loài.
Sản phẩm AOcare Mineral Balance luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm, cá. Ảnh: SK
Nuôi tôm ở độ mặn thấp đã trở nên phổ biến ở một số nước trên thế giới. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) – TTCT là loài được nuôi chủ yếu ở những vùng có độ mặn thấp, chủ yếu là do khả năng điều hòa thẩm thấu và ion trong môi trường nước ở các độ mặn khác nhau. TTCT có khả năng sống trong nước có độ mặn từ 0,5 đến 40 ppt.
Một số loài thủy sản có khả năng sống ở những nơi có độ mặn rất cao hoặc rất thấp, nhưng điều này không có nghĩa là nó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa và tồn tại trong những môi trường như vậy. Độ mặn lý tưởng của L. vannamei và P. monodon dao động từ 10 – 30 ppt và đây được gọi là độ mặn tối
ưu của loài. Điều hòa thẩm thấu là quá trình duy trì áp suất thẩm thấu của loài bằng cách điều chỉnh chất lỏng bên trong và bên ngoài tế bào của cơ thể dưới sự thay đổi lớn của độ mặn. Bất kỳ sự thay đổi nào so với độ mặn tối ưu sẽ sử dụng năng lượng cho quá trình điều hòa thẩm thấu và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Tính ưu việt của khoáng AOcare Mineral Balance. Ảnh: SK
Mặc dù nhiều người đã thành công trong nuôi tôm độ mặn thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác nhau giữa các ao vẫn được cập nhật thường xuyên. Thực tế, nước có độ mặn thấp không giống nhau giữa các khu vực. Chúng khác biệt về nguồn gốc, độ mặn, thành phần ion. Một số thông tin nghi ngờ tỷ lệ chết trên tôm nuôi độ mặn thấp là do lỗi thả giống, các yếu tố môi trường và quản lý trang trại, tuy nhiên trên thực tế chứng minh sự thiếu hụt các thành phần ion trong nước ở độ mặn thấp là nguyên nhân gây ra phần lớn tỷ lệ chết trên tôm
Chất khoáng là thành phần thiết yếu cấu tạo khung cơ thể, như vỏ của giáp xác hay răng của cá, chất khoáng đóng vai trò chính trong việc duy trì áp suất thẩm thấu và điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể.
Nước và các chất hòa tan trong cơ thể vật nuôi, đóng vai trò là thành phần cấu trúc của các mô mềm, dẫn truyền các xung thần kinh và sự co cơ, đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng acid-bazơ của cơ thể và điều chỉnh độ pH của máu và các chất dịch khác trong cơ thể cũng đóng vai trò là thành phần thiết yếu của nhiều enzym, vitamin, hormone, các sắc tố hô hấp, chất xúc tác và chất kích hoạt enzym. Các khoáng chất chính canxi (Ca), kali (K), natri (Na), magie (Mg), clorua (Cl) và phốt pho (P), và các khoáng vi lượng sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), iốt (I) và selen (Se) rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm.
Thành phần ion trong nước là nhân tố giới hạn và quan trọng hơn so với độ mặn vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm, tỷ lệ lý tưởng của các khoáng chất chính trong nước mặn nên gần bằng với tỷ lệ các khoáng chất có trong nước biển ngay cả khi ở các độ mặn khác nhau. Tỷ lệ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh lý của tôm. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sự thiếu hụt của một số ion như natri (Na+), kali (K+), canxi (Ca2+) và magie (Mg2+), dẫn đến stress kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, do làm xáo trộn nồng độ ion trong máu và ảnh hưởng đến hoạt động của Na/K-ATPase. Điều đáng chú ý là tỷ lệ lý tưởng của các chất khoáng chính phải gần bằng với tỷ lệ có trong nước biển, tỷ lệ giữa nồng độ magie-canxi (Mg2+/Ca2+) và magie-kali (Mg2+/K+) phải được duy trì ở mức 3:1. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tỷ lệ natri và kali (Na+/K+) có vai trò quan trọng hơn nhiều so với lượng K+ trong nước và tỷ lệ này cần được duy trì ở mức
28:1 để có tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt hơn. Trong NTTS, khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên như từ nước và từ đất. Sự thay đổi độ mặn theo mùa ở khu vực của sông, kênh, lạch… cũng được sử dụng để nuôi tôm. Sự biến đổi cực đoan của thời tiết: bão lốc, lũ lụt và thiếu mưa do hạn hán nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến độ mặn của nước. Bên cạnh các hiện tượng thời tiết cực đoan, các biện pháp can thiệp của con người như đắp đập cũng dẫn đến độ mặn của nước đôi khi tăng lên tới 60 ppt. Sự thay đổi độ mặn thường dẫn đến sự thay đổi nồng độ chất khoáng trong nước, sự khác biệt về độ mặn và nồng độ khoáng chất bên ngoài có thể vật nuôi ảnh hưởng đến các ion khoáng bên trong cơ thể.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy thành phần ion và tỷ lệ ion của nước ngầm nhiễm mặn sẽ khác nhau ở các độ mặn khác nhau. Thông thường magiê và kali thường có nồng độ thấp khi so sánh với nước biển được pha loãng ở cùng độ mặn, trong khi nồng độ canxi lại cao hơn rất nhiều. Người ta cũng tìm thấy sự khác biệt về thành phần khoáng chất ở các nguồn nước có độ mặn tương tự ở các vùng địa lý khác nhau và trong cùng một khu vực.
Thiếu khoáng trong ao nuôi cũng có thể do quá trình thẩm thấu của đất, quá trình lột xác của tôm, thu hoạch tôm, xả nước khi thu hoạch. Trong suốt chu kỳ nuôi, một lượng lớn K và Mg bị mất do sự hấp phụ của đất.
Hiện nay, người nuôi khắc phục tình trạng thiếu khoáng bằng cách bổ sung một lượng lớn hỗn hợp khoáng hoặc các khoáng đơn lẻ có bán trên thị trường vào ao nuôi. Mặc dù người nuôi nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung các hỗn hợp này vào ao nuôi có độ mặn khác nhau, nhằm cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, nhưng chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm khoáng này vẫn chưa được hiểu rõ.
Các sản phẩm khoáng có sẵn trên thị trường sẽ có thành phần khoáng chất khác nhau. Do độ hòa tan trong nước khác nhau của các thành phần này nên lượng khoáng chất thực sự có sẵn cho đối tượng thủy sản hấp thụ cũng khác nhau tùy theo thành phần được sử dụng. Ví dụ: chúng ta có thể nói về canxi cacbonat: trong 1 kg canxi cacbonat chúng ta có 320 g (32%) canxi nhưng vì độ hòa tan của CaCO3 rất thấp, điều đó có nghĩa là phần lớn lượng canxi sẽ không được phân ly vào trong nước để tôm, cá hấp thu. Tương tự, đối với magie oxit (MgO) bao gồm 50% magie nhưng do độ hòa tan thấp nên magie cũng khó được phân ly vào trong nước để động vật thủy sản sử dụng.
Các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung vào thành phần là canxi, tuy nhiên dựa trên các kết quả đo đạc từ mẫu nước được thu thập ở nhiều khu vực như miền Nam, miền Trung thì thấy rằng, nồng độ canxi đã ở mức tối ưu hoặc thậm chí cao hơn nhiều so với nhiều nguồn nước (nước khoan và nước giếng).
Người nuôi cũng tin rằng việc sử dụng các khoáng chất đơn lẻ như Magie Clorua hoặc Canxi Clorua là nguồn cung cấp magie và canxi tốt vì khả năng hòa tan của các muối này. Vì muối clorua của khoáng chất rất hút ẩm (có xu hướng hấp thụ độ ẩm từ không khí) nên chúng dễ dàng được bán ở trạng thái bền (ổn định) hơn hydrat như MgCl2.6H2O hoặc CaCl2.6H2O, nghĩa là có 6 phân tử nước (H2O) gắn với magie hoặc Canxi Clorua, ví dụ, trên mỗi kg Magie Clorua hexahydrat (MgCl2.6H2O), người nông dân chỉ có thể tăng thêm 120 g magie vào nước, nghĩa là chỉ chiếm 12% tổng sản phẩm.
Ngoài ra, để cải thiện hiệu quả về mặt chi phí, người nuôi cũng cần bổ sung thêm các khoáng chất đơn lẻ (magie, canxi và kali) và song song đó cũng nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của vật nuôi.
Điều đặc biệt quan trọng khi bổ sung chất khoáng cho ao nuôi phải dựa vào việc kiểm tra thường xuyên chất lượng nước và thành phần khoáng trong ao, nhằm biết được tỷ lệ ion cũng như giữ cho các tỷ lệ ion ở mức cân bằng. Người nuôi điều biết rằng, trong suốt chu kỳ, tỷ lệ này sẽ bị thay đổi vì nhiều lý do. Trong trường hợp mất cân bằng tỷ lệ ion, người nuôi có thể khắc phục bằng cách sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy.
AOcare Mineral Balance là sự kết hợp độc đáo của các khoáng đa lượng và vi lượng có nồng độ và tính khả dụng sinh học cao. Sự cân bằng ion giữa các thành phần chính giúp AOcare Mineral Balance trở thành giải pháp phù hợp cho môi trường nuôi thiếu khoáng. Khi sử dụng đúng liều lượng và tần suất, AOcare Mineral Balance có thể giúp giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng với tính khả dụng sinh học cao cần thiết cho sự phát triển bền vững và gia tăng năng suất của vật nuôi ở mỗi vụ nuôi.
Joao Sendao
(Lược dịch bởi Trinh Trương)