Sử dụng phao nổi trong nuôi thủy sản mặn lợ

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Phao nổi làm bè nuôi cá trên sông, biển được xem là một ứng dụng rất phù hợp giúp cho người nuôi có giải pháp nuôi an toàn và bền vững. Ngoài ra, với đặc tính ưu việt là dễ dàng lắp ghép cũng như thay đổi cấu trúc, phao nổi cũng giúp linh hoạt trong sử dụng và an toàn trước sóng gió trên sông, biển.

Ưu điểm

Những ưu điểm khi nuôi cá bằng lồng phao nổi có thể kể đến như:

Làm sạch đất và tận dụng nước: Không cần phải đào ao nuôi cá. Lồng cá di động có thể giúp đạt được hiệu quả tương tự trên hồ và đại dương.

 Dễ dàng quản lý trang trại cá: Nuôi và bắt cá dễ dàng hơn, tăng cường hiệu quả toàn bộ hoạt động nuôi cá.

 Điều chỉnh với mực nước và quy mô trang trại khác nhau: Phao nuôi lồng có khả năng chống biến động mực nước cao và không bao giờ chìm. Người nuôi có thể dễ dàng thêm nhiều phao trong trường hợp muốn mở rộng trang trại cá của mình.

Yêu cầu chung

Các vật liệu sử dụng làm phao nổi phải có độ bền cao, không thôi nhiễm các chất độc hại ra môi trường, thời gian sử dụng tối thiểu 10 năm trong điều kiện nuôi trồng bình thường, được nhà sản xuất đăng ký về chất lượng sản phẩm bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Các vật liệu sử dụng làm phao nổi phải còn mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ và được công bố chất lượng theo quy định.

Các vật liệu sử dụng làm phao nổi phải còn nguyên vẹn, không vỡ, nứt, móp méo.

Các vật liệu sử dụng làm phao nổi phải được công bố phù hợp quy chuẩn.

Yêu cầu kỹ thuật

Các tiêu chí về độ bền của vật liệu được tổng hợp trên cơ sở độ bền của nhựa HDPE theo Hướng dẫn của FAO, 2015 về vận hành NTTS đối với các lồng nhựa HDPE

Bảng 1. Quy định về đặc tính của vật liệu sử dụng làm phao nổi (điều kiện thử nghiệm tại 230C)

Các phao nổi phải thường xuyên được kiểm tra, gia cố, chằng buộc chắc chắn vào lồng bè, giàn bè đảm bảo an toàn khi gió bão. Khi bơm các vật liệu có tỷ trọng nhẹ vào phao nổi để tăng độ nổi của phao, phải chú ý đến các van, mối ghép nối, đảm bảo phao không bị căng, nở, vỡ, làm tràn các vật liệu được bơm ra ngoài vùng biển.

Thời gian sử dụng

Thời gian lắp đăt hệ thống phao nổi cho lồng bè, giàn bè phải được ghi chép lại tại bảng kê khai thông tin vật liệu sử dụng làm phao nổi. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thời gian sử dụng của vật liệu làm phao nổi. Trường hợp phao nổi đang sử dụng nhưng được gia cố cần phải ghi rõ trong bảng kê khai. Các đơn vị kiểm tra, giám sát căn cứ vào thời gian sử dụng của vật liệu làm phao nổi trong tại bảng kê khai, hình ảnh cảm quan thực tế tại thực địa để quyết định việc thay thế phao nổi của cơ sở.

Phao nổi HDPE

Phao nổi HDPE là vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong nuôi biển tại các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là vật liệu được chứng nhận an toàn với môi trường, rất phù hợp sử dụng tại các vùng nuôi công nghệ cao tại Việt Nam. Ứng dụng sản phẩm phù hợp: Nuôi cá biển, nuôi nhuyễn thể như hàu, tu hài, ngao 2 cùi…

Một số lợi ích khi sử dụng phao nổi HDPE trong nuôi biển:

– Phao có độ bền cao, chống chịu tốt với gió lớn, bão biển

– Không bị bục hay biến dạng dưới tác động của ánh sáng mặt trời và tia UV

– Đảm bảo an toàn với sinh vật biển, không thôi nhiễm chất độc hại khi ngâm trong môi trường nước

– Giúp hệ thống lồng bè nổi ổn định

– Dễ lắp đặt, vận chuyển trong quá trình sử dụng

– Thiết kế hiện đại, đồng bộ, giúp ngư trường nuôi trồng có tính thẩm mỹ cao để kết hợp phát triển du lịch biển

– Chi phí đầu tư ban đầu không quá cao

– Tuổi thọ của phao lên tới 10 năm sử dụng.

Bảng 2: Thông số kỹ thuật sản phẩm phao nổi nhựa HDPE

Tuy nhiên, chi phí lắp đặt vật liệu nhựa HDPE cao gấp 1,5 lần so với phao xốp nên nhiều hộ dân thiếu kinh phí để chuyển đổi. Để người dân có thể thay thế từ phao xốp sang vật liệu mới này, các địa phương cũng cần có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi vì chi phí ban đầu khá lớn. Trung bình một dàn bè hàu khoảng 30 dây, mỗi dây cần khoảng hơn 70 quả phao nổi buộc cách nhau 3 m. Với giá 83.000 đồng/quả, chi phí cho một dàn hàu nuôi chuyển đổi từ phao xốp sang phao nổi HDPE là rất lớn.

Hoàng Ngân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!