Ngoài việc muốn Bộ thương mại Mỹ (DOC) thay đổi kết quả thuế chống bán phá giá đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, việc khởi kiện của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam cũng để Hải quan Mỹ tạm hoãn thu thuế cao từ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8). Trong khi đó, giá cá nguyên liệu tại ĐBSCL diễn biến khá trầm lắng kể từ sau phán quyết của DOC.
Mỗi năm, thủy sản nước ta thiệt hại hơn 14 triệu USD vì bị các thị trường nhập khẩu trả về, lý do chủ yếu là nhiễm khuẩn. Đó là kết quả phân tích của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc công bố trong hội thảo “Đáp ứng tiêu chuẩn – chiếm lĩnh thị trường: Giải pháp tháo gỡ thách thức đối với chuỗi giá trị thủy sản trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại” diễn ra ngày 21/3 ở Hà Nội.
Khởi kiện là hy vọng duy nhất để thay đổi kết quả thuế chống bán phá giá mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa ra đối với cá tra, ba sa Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường như Mỹ và EU giảm nhưng lại xâm nhập thêm được nhiều thị trường khác.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang xem xét áp giá sàn với cá tra xuất khẩu. PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cho biết, giá sàn xuất khẩu sẽ có hiệu lực, nếu Nhà nước ra tay can thiệp.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý 1/2013, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, 2 mặt hàng chủ lực là cá tra giảm 7,6% và tôm đông lạnh giảm gần 8%. Trở ngại hiện nay là nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng thiếu hụt, thị trường xuất khẩu bên ngoài khó khăn, rào cản kỹ thuật ở các nước dựng lên càng nhiều… Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 6,5 tỷ USD năm 2013 đang bị thách thức nghiêm trọng.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tăng 25 – 45 lần với cá tra Việt Nam, là một quyết định có phần khiên cưỡng, nhằm bảo hộ sản phẩm trong nước; doanh nghiệp Việt Nam có thể khởi kiện. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động có kế hoạch đối phó.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt 2,25 tỷ USD, tiếp tục trong top mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất. Tuy nhiên, ngành tôm đang phải đối diện nhiều rào cản thương mại, nhất là vấn đề chống bán phá giá (CBPG).
Sau khi có quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR8) về việc áp mức thuế tăng cao 25 – 45 lần so mức thuế của POR7, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề then chốt ở đây là phải quản lý giá xuất khẩu, tiêu diệt những chiêu cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh.
Đang mùa cao điểm của vụ đánh bắt cá Nam, ngày nào Cảng cá Thọ Quang cũng tiếp nhận 120 – 200 tấn hải sản từ các tàu cá. Cùng theo đó, hoạt động chế biến hải sản xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng cũng rất sôi động.