(TSVN) – Thị trường thủy sản Việt Nam trong năm 2024 đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, với nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tăng mạnh. Sự đa dạng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cao giúp ngành thủy sản tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường quốc tế.
(TSVN) – Tháng 9/2024, sản lượng khai thác cá và động vật có vỏ tại Iceland giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh trong sản lượng đánh bắt cá tầng nổi.
(TSVN) – Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024. Các công ty này không chỉ dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu mà còn đóng góp đáng kể vào doanh thu và sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
(TSVN) – Tổng khối lượng hạn ngạch thuế quan tự trị (ATQ) cho cá minh thái Alaska của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024 là 340.000 tấn, nhưng chỉ có 17% đã được sử dụng tính đến đầu tháng 7/2024.
(TSVN) – Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên đang đối mặt với khó khăn khi thị trường Trung Quốc chỉ ưu tiên thu mua tôm có kích thước dưới 300 gram. Điều này khiến giá tôm lớn giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nuôi.
(TSVN) – Thị trường châu Âu đóng vai trò rất quan trọng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đi vào thực thi. Tuy nhiên, thị trường này cũng không hoàn toàn là dễ thở đối với doanh nghiệp Việt Nam khi nhiều quy định nghiêm ngặt, nhất là với các sản phẩm nông thủy sản. Sự tăng hay giảm nhập khẩu của thị trường này ít nhiều đều để lại những “dư chấn” lớn. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Tạp chí Thủy sản Việt Nam lắng nghe những nhận định, phân tích của Chuyên gia kinh tế – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh về tầm quan trọng của thị trường EU đối với tình hình xuất khẩu của nước ta.
(TSVN) – Các hãng thủy sản tại châu Âu đang chạy đua nắm bắt cơ hội từ những nền tảng giao dịch kỹ thuật số. Ứng dụng mua bán và thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò nổi bật trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng này.
(TSVN) – Nghị định 122/2024 vừa được ban hành đã đưa ra những quy định mới, siết chặt quản lý hoạt động thương mại biên giới. Theo đó, từ năm 2030, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, đồng thời các quy định về thanh toán và tiêu chuẩn hàng hóa cũng được thay đổi đáng kể.
(TSVN) – Kết quả thanh tra của EU không chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị, cơ sở liên quan mà ảnh hưởng đến toàn ngành thủy sản Việt Nam.
(TSVN) – Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.