T2, 06/07/2020 10:14

Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú (tiếp theo)

Chưa có đánh giá về bài viết

Bạn Huỳnh Hải Triều (U Minh Thượng- Kiên Giang) hỏi: Xin cho biết Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú?

Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú Phần 1

Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú Phần 2

3.1.4 Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên

Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều lượng như sau:

Urea: 20-25 kg/ha

Phân lân: 10-15 kg/ha

Cách bón: Hòa tan từng loại phân vô cơ vào trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt ao.

Đối với những ao khó gây màu nước có thể dùng bột đậu nành với lượng 10 kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 – 0,4 m trước khi thả tôm giống.

Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm.

3.2 Thả tôm giống

3.2.1 Mật độ thả: Từ 25-40 con/m2

3.2.2 Quy cỡ giống thả: PL 15-PL 20

3.2.3 Phương pháp thả

Trước khi thả tôm giống phải tiếp tục lấy nước đã xử lý qua lưới lọc vào ao để đạt tới mức nước ao 0,7-0,8 m.

Thao tác thả tôm giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành 28 TCN 95-1994 (Giống tôm biển – Kỹ thuật vật chuyển).

3.3 Chăm sóc

3.3.1 Cho tôm ăn

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30-40%.

3.3.1.1 Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm được quy định trong bảng:

3.3.1.2 Lượng thức ăn tính theo ngày tuổi và khối lượng của tôm nuôi trong ao theo quy định trong bảng:

3.3.1.3 Phương pháp cho ăn

Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp. Cách kiểm tra, điều chỉnh như sau:

Mỗi ha ao nuôi tôm đặt từ 6 đến 8 khay (sàn ăn) ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,4 – 0,8 m2. Sau khi đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 – 4 % lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1-3 giờ sau, tiến hành kiểm tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng cho ăn lần sau.

Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 -30% lượng thức ăn cho lần sau.

Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm.

Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức ăn cho tôm.

Ban pháp luật – Bạn đọc

(Còn nữa)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!