Các nhà cổ sinh vật học vừa tìm thấy hộp sọ của một con ngư long (thằn lằn cá) khổng lồ (ichthyosaur) cổ đại tại bang Nevada nước Mỹ. Chiều dài của con vật biển ăn thịt, sống vào đầu kỷ Tam điệp giữa, khoảng 244 triệu năm trước này lên tới 8,6m.
Bài báo mô tả một loài mới, được tìm ra bởi các nhà khoa học Đức thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Berlin, và công bố trên tạp chí Proceedings of National Academy of Sciences (Mỹ).
Chân dung loài quái vật cổ đại dưới đáy biển sâu.
Hộp sọ này được tìm thấy vào năm 2008 trong hẻm núi Fevret (bang Nevada). Nó là đại diện của một loài trước đây chưa được biết đến, có tên là Thalattoarchon saurophagis.
Các nhà nghiên cứu cho rằng con vật này là một trong những loài ngư long kỷ Trias lớn nhất với kích thước không thua cá nhà táng, một loài cá voi ăn thịt lớn nhất hiện nay.
Đoán nhận từ bộ hàm với những chiếc răng sắc nhọn dài tới 5cm, thì loài ngư long này cũng như cá voi sát thủ, có thể ăn con cá lớn và các loài bò sát biển khác. Về độ dài của răng loài vật ăn thịt này chỉ đứng sau loài ngư long Himalayasaurus, răng dài hơn 1cm, nhưng mới được biết đến thông qua các mảnh xương vụn, rời rạc.
Đáng chú ý là T. saurophagis xuất hiện 8 triệu năm sau khi xảy ra cuộc đại tuyệt chủng làm nhiều sinh vật biển vả trên đất liền biến mất tại ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Trias. Theo các nhà khoa học, cuộc tuyệt chủng này là do sự đồng loạt phun trào rất mãnh liệt của khối magma từ những dãy núi lửa lớn ở vùng Siberia.
Vì ngư long T. saurophagis ở đỉnh ở Kim tự tháp thực phẩm vào thời điểm chúng xuất hiện, nên có thể suy ra vào lúc đó hệ động vật biển đã được phục hồi đầy đủ. Điều này phù hợp với thực tế là những động vật săn mồi trên mặt đất chỉ được biết đến từ kỷ Trias muộn (khoảng 30 triệu năm sau khi xảy ra cuộc đại tuyệt chủng) vì bao giờ sự phục hồi của chuỗi thực phẩm cũng chậm hơn nhiều.