Nhiệt độ thay đổi, nước biển ấm lên, hoạt động khai thác tài nguyên biển quá mức… đã tác động đến lối sống của loài tôm hùm, biến loài giáp xác này trở thành kẻ ăn thịt đồng loại.
Ảnh: Reuters
Nhiệt độ nước biển tăng cao kỷ lục tại biển Maine (Mỹ) khiến tôm hùm phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức các nguồn lợi từ biển lại khiến cho nguồn thức ăn của chúng bị cạn kiệt. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh tăng lên đối với thực phẩm. Lần đầu tiên, tình trạng tôm hùm nhai thịt đồng loại trong tự nhiên đã lọt vào ống kính quan sát của giới chuyên gia.
Noah Oppenheim – nhà nghiên cứu các hệ sinh thái biển ngoài khơi bờ biển Maine, là nhà khoa học đầu tiên ghi nhận được tình trạng ăn thịt lẫn nhau trong cộng đồng các loài tôm hùm sống tự nhiên.
Khi dùng tôm non làm mồi câu, chuyên gia Oppenheim phát hiện, xác suất tôm trưởng thành nhai thịt tôm mồi lên đến 90%. Khi những cuộc thí nghiệm tương tự được tiến hành năm 1992, thường chỉ có cá mới đến ăn tôm non chứ không phải tôm trưởng thành.
>> Noah Oppenheim cho rằng, lý do chính của sự thay đổi sinh hoạt của loài tôm hùm biển Maine là do nhiệt độ nước biển tăng lên. Nhiệt độ nước biển từ năm 2002 – 2012 được ghi nhận tăng khoảng 100C, cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20 khoảng 8,50C. |