T2, 06/07/2020 01:29

Lựa chọn và bảo quản thức ăn đúng cách

Chưa có đánh giá về bài viết

Thức ăn công nghiệp chiếm một phần khá lớn trong chi phí sản xuất tôm. Do đó, việc lựa chọn và bảo quản thức ăn cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm tiết kiệm và tối ưu hiệu quả sử dụng cho người nuôi.

Bên cạnh lựa chọn thức ăn chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín, đáng tin cậy, kèm với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng tận tình, chu đáo, bà con nuôi tôm cũng cần tự trang bị cho mình những chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá chất lượng thức ăn. Các tiêu chí cơ bản này thường bao gồm: thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, tính dẫn dụ và các tính chất vật lý khác như độ đồng đều về kích thước của viên thức ăn, hàm lượng bụi và độ bền trong nước…


Tiêu chí lựa chọn

Việc lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp góp phần đảm bảo tôm, cá nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng với chi phí hợp lý. Mỗi loài vật nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhu cầu này thậm chí còn thay đổi ở từng giai đoạn phát triển của cá, tôm. Vì vậy, thức ăn cần được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu đặc trưng của từng đối tượng nuôi (Ví dụ: Thức ăn Gamma, Mega, Sapphire cho TTCT, Tomboy cho tôm sú, Til cho cá có vảy, Stella S cho cá thác lác, Hydra cho cá lóc…), hoặc từng giai đoạn phát triển của cá, tôm (Ví dụ: Thức ăn Micro và PL là sản phẩm giúp cá, tôm giống có tỷ lệ sống cao và khỏe hơn…; Lorica là thức ăn tăng cường chức năng gan, tụy và đường ruột, đặc biệt có bổ sung thành phần nguyên liệu giúp tôm phòng ngừa bệnh chết sớm (EMS)). 

Tính dẫn dụ cao cũng là một tiêu chí quan trọng. Thức ăn có mùi vị hấp dẫn tôm, cá sẽ tăng tính ngon miệng và kích thích vật nuôi bắt mồi. Thức ăn có tính dẫn dụ tốt giúp cá, tôm định hướng vị trí của thức ăn nhanh hơn đến 50%; nhờ đó, giảm thiểu nguy cơ thất thoát dinh dưỡng trong nước và bảo vệ chất lượng nước.

Độ bền và nguy cơ thất thoát chất dinh dưỡng là hai yếu tố cũng cần lưu ý trong quản lý chất lượng thức ăn. Kết cấu của viên thức ăn trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về môi trường lẫn chi phí sản xuất, hiểu được tầm quan trọng của 2 chỉ tiêu này, Skretting đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản phẩm của mình giúp viên thức ăn bền trong nước với hàm lượng dinh dưỡng ổn định xuyên suốt quá trình sử dụng, nhưng vẫn rất mềm mại, dễ tiêu hóa đối với vật nuôi.

Tất cả những tiêu chí trên đều góp phần vào đảm bảo hệ số FCR tối ưu, giảm thiểu thất thoát, tối ưu hiệu quả sử dụng thức ăn và duy trì chất lượng nước.

Sử dụng và lưu trữ thức ăn  đúng cách

Quản lý thức ăn ở các hộ nuôi nên được thực hiện chặt chẽ, lơ là trong bảo quản và sử dụng có thể dẫn đến hư hại sản phẩm, giảm mùi, vị, hao hụt hàm lượng chất dinh dưỡng, nhiễm khuẩn (do nấm, mốc, chuột, kiến…), thậm chí ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng hoặc gây ô nhiễm hệ thống nuôi. Thức ăn đầu vào cần được thu mẫu đại diện, kiểm tra ngẫu nhiên chất lượng và kết cấu viên thức ăn. Cần quan sát bao bì đóng gói, niêm phong tránh trường hợp bao thức ăn bị hư hại trong quá trình vận chuyển.

Thức ăn thủy sản được làm từ các nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt, vì vậy Skretting xin chia sẻ các điểm cần lưu ý trong bảo quản và sử dụng thức ăn thủy sản đúng cách:

– Lưu trữ thức ăn ở khu vực khô ráo, mát mẻ và thông thoáng;

– Lượng thức ăn nhập về cần được tính toán sao cho vừa đủ để sử dụng hết trong 5 – 7 ngày;

 – Thức ăn nên được chất trên kệ, tránh tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, cách mặt đất và tường tối thiểu 20 cm, để đảm bảo thông gió, dễ dàng vệ sinh, di chuyển, và tránh chuột, kiến; 

– Lưu trữ từng loại thức ăn riêng biệt, đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lẫn;

– Di chuyển hoặc thao tác với thức ăn cần nhẹ tay, tránh làm vỡ viên thức ăn. Tác động quá mạnh lên thức ăn tạo ra lượng bụi bao lớn và gây thất thoát chất dinh dưỡng;

– Việc vận chuyển thức ăn nên được thực hiện vào sáng sớm. Có thể đặt thức ăn trong lều hoặc kho trên bờ ao, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa gió. 

>> Skretting mong rằng bà con sẽ chọn được cho mình loại thức ăn có chất lượng và hiệu quả như mong đợi; đồng thời, đảm bảo tốt chất lượng thức ăn trong suốt thời gian dự trữ và sử dụng, giảm thiểu thiệt hại trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp.

Thanh Trúc (Tổng hợp) 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!