T2, 06/07/2020 01:42

NAN BIOTECH: Bốn vấn đề cốt lõi trong nuôi tôm thời kỳ biến đổi khí hậu

Chưa có đánh giá về bài viết

Trước tình hình biến đổi khí hậu và thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nhiều NTTS cũng như an toàn dịch bệnh trong nuôi tôm; một mặt, người nuôi tôm phải tìm kiếm những hướng đi an toàn, bền vững để đạt hiệu suất cao, tối ưu chi phí, mặt khác, họ phải nghĩ đến chất lượng đầu ra của con tôm đảm bảo cho xuất khẩu. NAN Biotech – một công ty trực thuộc Tập đoàn NAN Group đã đưa ra một số 4 vấn đề cốt lõi cần tập trung để giúp người nuôi tôm khắc phục được vấn đề này.

Đó chính là kiểm soát tốt dịch bệnh, luôn duy trì tốt sức khỏe con tôm, tối ưu chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng tôm thương phẩm.


Kiểm soát tốt dịch bệnh

Ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc thương mại Công ty NAN Biotech cho biết, với hình thức nuôi ao đất, thì có thể nhận thấy rõ nhất chất lượng ngày càng đi xuống; sau một thời gian nuôi tôm, dù có cải tạo tốt cách mấy thì môi trường nước cũng ngày xấu đi, nguy cơ dịch bệnh ngày càng gia tăng và năng suất tôm giảm. Nguyên nhân là do mầm bệnh ngày càng tích tụ trong ao nuôi, sự lạm dụng kháng sinh, hóa chất… khiến các vi khuẩn, virus ngày càng kháng thuốc và không có tác dụng hiệu quả nữa. Việc này có thể khắc phục bằng cách chuyển sang nuôi ao bạt để kiểm soát môi trường nước và dịch bệnh tốt hơn, thêm vào đó, hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh trừ những trường hợp bất khả kháng như nảy sinh dịch bệnh. Thay vào đó là sử dụng các biện pháp xử lý nước và môi trường nuôi một cách bền vững và an toàn như sử dụng vi sinh xử lý nước, yucca… để kiểm soát vi khuẩn có hại, cặn hữu cơ lơ lửng và khí độc trong ao. Ngoài ra, cần kết hợp với quản lý ao nuôi tốt: xử lý sục khí, xi phông định kỳ, phòng tránh mầm bệnh tạp nhiễm từ bên ngoài như diệt cua, cá tạp, ngăn chim trời và chuột xâm nhập ao nuôi…

Nâng cao sức khỏe cho tôm

Đây cũng là một vấn đề mang tính cốt lõi. Người nông dân ngoài vấn đề lựa chọn tôm giống có chất lượng, sử dụng thức ăn của các công ty có uy tín, quản lý cho ăn tốt đảm bảo đúng và đủ; thì cần phải chú ý cải thiện các biện pháp giúp tôm ăn nhiều, theo dõi sử dụng các giải pháp dinh dưỡng hiệu suất cao để cải thiện đề kháng, miễn dịch và rút ngắn thời gian nuôi. Bên cạnh các biện pháp như sử dụng thêm chất dẫn dụ áo ngoài, vi sinh xử lý nước… để tăng lượng ăn vào, cải thiện chất lượng hệ tiêu hóa; hiện nay xu hướng nuôi tôm đang chú trọng sử dụng những nguyên liệu chức năng, đó là những nguyên liệu phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch, lấy đó làm nền tảng để tôm phát triển.

Ông Cường cho biết, NAN Biotech đã phát triển dòng sản phẩm Peptide hoạt tính sinh học MarPro 97, thường được biết đến dưới tên đạm thủy phân thủy sản áo ngoài dành cho thức ăn tôm và cá. Đây là sản phẩm chứa hàm lượng cao peptide hoạt tính sinh học, từ lâu được ứng dụng trong thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cho người, hàm lượng axit amin tự do cân đối cùng với tỷ lệ đạm tiêu hóa rất cao lên đến 97%. Peptide hoạt tính sinh học từ lâu đã được khoa học chứng minh sẽ hấp thu trực tiếp trong hệ tiêu hóa mà không cần đến enzyme phân giải, vì vậy hiệu suất tiêu hóa cao hơn giúp năng suất của tôm vượt trội và rút ngắn ngày nuôi. Vì sản phẩm được thủy phân bằng enzyme từ những nguyên liệu phụ phẩm thủy sản cá biển, đảm bảo độ tươi và chất lượng nên an toàn cho đường ruột và bảo tồn các giá trị dinh dưỡng một cách tối ưu. Sản phẩm còn có tác dụng nâng cao sức khỏe của tôm nhờ tác dụng của các peptide hoạt tính sinh học, đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh là có tác dụng tích cực lên hệ miễn dịch, thúc đẩy chuyển hóa, giúp tôm đảm bảo sức khỏe và kháng bệnh tốt. Ngoài ra, mùi vị thơm ngon giúp dẫn dụ tốt khi áo ngoài, thay thế tốt cho các sản phẩm dẫn dụ.

Bà con nuôi tôm nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm có chất lượng của các công ty uy tín, nguyên liệu đầu vào tươi với hàm lượng TVN (Total Volatile Nitrogen) thấp là sự đảm bảo cho việc giảm thiểu các bệnh về đường ruột cho tôm.

Tối ưu chi phí sản xuất

Hiện tại, vấn đề còn tồn tại là người dân tốn rất nhiều chi phí để xử lý môi trường nuôi, các bệnh về gan, đường ruột chiếm tỷ lệ nhiều nhất, sau đó đến các bệnh cho vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Vì thiệt hại do dịch bệnh thường là rất lớn nên người nuôi cũng không tiếc chi phí để phòng bệnh và trị bệnh, tiếc là sự đầu tư này nhiều khi không đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm cho vi khuẩn dễ bị lờn thuốc, phòng ngừa không còn hiệu quả mà khi bệnh xảy ra thì không còn cách chữa trị, thêm vào đó tôm sử dụng kháng sinh lại bán với giá không cao. Nhiều người nuôi tôm có tiến bộ ngày nay đã ngày càng cố gắng cập nhật các kiến thức mới, như tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ để trao đổi kiến thức, các hội nhóm chuyên môn trên mạng xã hội, tích cực đi các hội thảo để nghe phổ biến kiến thức về việc nuôi tôm hiệu quả, phòng ngừa bệnh tốt. Hầu hết đều khám phá ra sự lãng phí lớn nhất là đầu tư vào các sản phẩm có tác dụng ăn xổi ở thì hoặc thậm chí không có chất lượng mà lại lãng phí nhiều, kéo theo giá thành sản xuất tăng cao.

Ngày nay, hầu hết người dân đã biết chọn lọc hơn, đầu tư cải tiến việc nuôi trồng theo hướng an toàn, bền vững, lấy các giải pháp phòng ngừa tự nhiên làm nền tảng. Chẳng hạn, người nuôi đã sử dụng men vi sinh bổ sung vào thức ăn để nâng cao sức khỏe đường ruột cho tôm thay vì tin vào các giải pháp chặn đứng tức thì các bệnh về tiêu hóa như phân trắng, giúp giảm chi phí thiệt hại khi có bệnh xảy ra vì lúc đó khả năng cứu chữa không cao. Thêm vào đó, người nuôi cũng nhìn nhận tổng thể trên chi phí đầu vào thay vì xem xét từng khoản đầu tư trước mắt. Sau một vụ nuôi, tổng kết các khoản đầu tư so sánh với ngày nuôi, giá tôm bán được cũng như lợi nhuận thu về để tính toán các khoản đầu tư có lợi. Chẳng hạn, khi cân nhắc một sản phẩm đạm bổ sung, người nuôi sẽ căn cứ trên chi phí cho một đơn vị đạm cùng với việc rút ngắn thời gian thu hoạch, giúp giảm chi phí thức ăn, tăng giá bán do cải thiện chất lượng và kích cỡ tôm thu hoạch, thay vì nhìn vào các khoản phải đầu tư ngay trước mắt.

Nâng cao chất lượng tôm thương phẩm

Hầu hết người nuôi đều ý thức được, đầu ra chủ yếu cho tôm Việt Nam là xuất khẩu; nên để mặt bằng giá chung được nâng cao, tránh các sự cố không tốt ảnh hưởng đến danh tiếng con tôm Việt Nam, việc sử dụng vô tội vạ kháng sinh và hóa chất hiện nay là việc làm cần cân nhắc và suy nghĩ. Theo đó, hầu hết người nuôi tôm tìm kiếm hướng đi bền vững, không ngừng học hỏi lẫn nhau tìm kiếm những cách thức nâng cao chất lượng thương phẩm của con tôm để cạnh tranh với các nước xuất khẩu tôm khác, từ chất lượng thịt đến màu tôm, kích cỡ và độ đồng đều.

>> Người nuôi cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, tham khảo thông tin từ các công ty, chuyên gia dinh dưỡng và bệnh học thủy sản có uy tín để có những sự cân nhắc đầu tư sáng suốt. Nên ưu tiên lựa chọn những công ty có thương hiệu trên thị trường, nhãn mác ghi thông tin và xuất xứ rõ ràng và có đăng ký công bố chất lượng với cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Anh Ngọc, Chủ tịch HĐQT NAN Group: “Vẫn tận dụng lợi thế về các sản phẩm đạm thủy phân giàu peptide hoạt tính sinh học, phụ gia trích xuất thảo dược, probiotic, enzyme và sản phẩm từ nấm men; năm 2019, NAN Biotech sẽ đặt nền tảng với bốn nhóm sản phẩm cốt lõi là đạm thủy phân giàu peptide hoạt tính sinh học, yucca xử lý nước, probiotic xử lý nước và cải thiện sức khỏe đường ruột. Từ đó, Công ty sẽ mở rộng dần các dòng sản phẩm, và xây dựng những thương hiệu mạnh cho từng dòng sản phẩm đặc hiệu.
Ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc thương mại Công ty NAN Biotech: “So cách đây hơn 10
năm, ngành NTTS của Việt Nam nói chung, cũng như ở khu vực ĐBSCL nói riêng đã có rất nhiều thay đổi. Ngày nay, việc xử lý hóa chất ao nuôi, sử dụng kháng sinh được bà con nuôi tôm, nhất là ở các ao nuôi quy mô, cân nhắc vì tính thiếu bền vững, làm cho môi trường ao nuôi xuống cấp, con tôm dễ bị kháng thuốc mà chống chịu kém với dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và danh tiếng của con tôm Việt Nam khi xuất khẩu”.

NAN Group

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!