Phòng, hạn chế bệnh cong thân đục cơ và hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng

Chưa có đánh giá về bài viết

Đây là những bệnh phổ biến trên tôm thẻ chân trắng (TTCT). Bệnh này gây thiệt hại rất lớn cho nhiều vùng nuôi ở nước ta. Do đó, người nuôi cần nhận diện sớm dấu hiệu bệnh lý từ đó có cách phòng và trị bệnh kịp thời.

1. Bệnh cong thân đục cơ

Nguyên nhân

Bệnh thường xuất hiện ở tôm nuôi từ 10 ngày tuổi đến khi thu hoạch. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột: Hiện tượng này xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn của tôm (vào ban ngày). Tôm trong nhá, vó sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao, một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả trở lại ao, số lượng tôm cong thân sẽ chết vì không tự duỗi thẳng lại được. Tương tự, khi sử dụng chài tôm kiểm tra lúc nắng nóng, lượng tôm đục cơ và cong thân cũng xảy ra nhiều. Để phòng tránh trường hợp này, người nuôi không nên tắt hết tất cả quạt khí vì bất cứ lý do gì mà nên duy trì hoạt động ít nhất một dàn quạt, kể cả khi cho tôm ăn.

Lượng ôxy trong ao nuôi thấp: Lượng ôxy trong nước ao nuôi sẽ thấp nếu không lắp đủ các dàn quạt khí tương ứng trọng lượng tôm trong ao. Theo kinh nghiệm, mỗi mã lực (HP) máy quạt nước sẽ cung cấp đủ ôxy cho 400 – 500 kg TTCT. Do đó, người nuôi nên tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ cung cấp ôxy cho lượng tôm có trong ao. Ngoài ra, vị trí đặt dàn quạt nước cũng rất quan trọng, lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị trí sẽ tạo được dòng chảy quy tụ chất thải vào giữa ao, làm đáy ao luôn sạch, đồng thời hàm lượng ôxy được khuyếch tán vào mọi vị trí trong ao, nhất là giữa ao. Nếu ôxy trong ao tôm từ 4 mg/l trở lên, cơ thể TTCT có màu sáng bình thường; những ao nuôi mật độ cao và ôxy hòa tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng ôxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước (tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác.

Để tránh trường hợp này, người nuôi nên duy trì quạt nước cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho ao nuôi, giúp tôm hô hấp tốt và phát triển nhanh.

Tôm bị sốc khi chuyển ao: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc, một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết sau thời gian ngắn. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

Để tránh trường hợp này thì cần kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển sang ao mới. Nếu bắt đầu chuyển tôm mà phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên tạm dừng. Nước dùng vận chuyển tôm phải ở nhiệt độ 24 – 250C và hàm lượng ôxy cao (5 mg/l trở lên). Trước khi chuyển ao cần dùng PREMIX S N79 giúp tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho tôm với liều dùng: cho ăn 5 – 10 g/kg thức ăn, tạt xuống ao nuôi 1 kg/1.000 m3 nước.

Tôm bị bệnh do thiếu vi chất: Do tôm bị thiếu một số vi khoáng thiết yếu như Ca, Mn, P, Mg… vì vậy người nuôi cần cung cấp chất khoáng ngay từ đầu trong quá trình nuôi. Trong suốt vụ nuôi cần dùng khoáng NUTRI LIFE với liều dùng cho ăn: 5 – 10 g/kg thức ăn, tạt xuống ao: 1 – 2 kg/1.000 m3 nước.

phòng bệnh cong thân đục cơ và hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng

Sản phẩm của 5 Way trong phòng, hạn chế đục cơ, hoại tử trên tôm thẻ chân trắng

 

Biện pháp hạn chế bệnh

– Khi mới phát hiện bệnh, người nuôi tạt khoáng NUTRI LIFE với liều 2 kg/1.000 m3 nước lúc 16 – 18 giờ và trộn cho ăn PREMIX S N79 liều 10 g/kg thức ăn cho ăn liên tục đến khi hết bệnh .

– Ngày sau đó cho dùng PREMIX PLUS kết hợp với BENZO MAX tỉ lệ 1:5 liều 5 kg/1.000 m3 nước, thời gian đánh 20 – 21 giờ.

– Từ ngày thứ 3 trở đi dùng khoáng NUTRI LIFE với liều 2 kg/1.000 m3 nước. Sau đó, cấy vi sinh BZT MD1 để phân giải khí độc, tăng cường lượng ôxy, ổn định môi trường.

 

2. Bệnh hoại tử cơ

Nguyên nhân

Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian) hoặc virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus). Bệnh thường xuất hiện ở TTCT giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao khoảng 40 – 70%

Cách phòng bệnh

Đây là bệnh do virus nên chưa có thuốc đặc trị. Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh ao đìa cẩn thận trước và sau vụ nuôi. Định kỳ xử lý nước ao lắng, ao nuôi để diệt khuẩn, virus bằng chất sát khuẩn thế hệ mới ANTI KON + CONTROL

– Cấy hệ vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi và để giảm ô nhiễm, giảm sự phát sinh mầm bệnh sau khi sát khuẩn bằng BZT MD1.

– Ngoài ra, cần bổ sung PREMIX S nhằm tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khỏe và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tấn công của dịch bệnh.

Cần chú ý đảm bảo lượng ôxy đầy đủ khi nuôi TTCT từ 4 mg/l trở lên, nhất là nuôi với mật độ cao.

Gia Cát Trần - Công ty 5way

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!