T2, 06/07/2020 01:08

Thách thức mới, rủi ro mới

Chưa có đánh giá về bài viết

Bột cá là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn chăn nuôi nói chung, tuy nhiên vấn đề dùng thủy sản đánh bắt làm thức ăn cho thủy sản nuôi trồng lại không bền vững. Việc tìm nguồn protein thay thế bột cá đã có nhiều, nhưng nó lại có những rủi ro nhất định. Vậy đâu là giải pháp an toàn cho việc thay đổi này?


Hai sản phẩm MTX+ và MFeed+ rất tiện lợi để sử dụng trong thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi

Thách thức mới: Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là “yêu cầu rằng thế hệ của chúng ta phải quản lý nguồn tài nguyên sao cho chất lượng cuộc sống trung bình mà chúng ta đang được hưởng cũng có thể được thừa hưởng bởi các thế hệ nối tiếp” (Geir B., 1994). Do đó, sự bền vững được phản ánh cả cả về mặt xã hội, môi trường và kinh tế.

Cần phải giảm lượng bột cá

Cá là một trong những nguồn tài nguyên có nhu cầu ngày càng tăng cho các ngành công nghiệp của nhân loại cũng như vật nuôi, trong khi nguồn cung cấp của biển vẫn giữ nguyên trong suốt thập kỷ qua. Nuôi trồng thủy sản được xem như một phương pháp nhằm giảm áp lực từ con người lên nguồn tài nguyên biển, tuy nhiên, vì những lợi ích lớn về tiêu hóa và dinh dưỡng từ bột cá, nó đã trở thành nguồn nguyên liệu được dùng nhiều nhất từ những năm 1990 đến nay, lên đến 73% lượng sản xuất trong năm 2010 (số liệu trích dẫn theo Ngân hàng Thế giới, số 83177-GLB). Để đánh giá sự ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản lên nguồn tài nguyên biển, người ta đã phát triển vài công cụ, ví dụ như tỷ lệ “Cá vào – Cá ra” (FIFO). Tỷ lệ này cho thấy số lượng cá tự nhiên được sử dụng để sản xuất 1 kg loài được nuôi trồng (Jackson, 2009), dựa trên giả thiết rằng, 100% lượng bột cá và dầu cá được đưa vào sử dụng đều có nguồn gốc hoang dã. Tuy nhiên, có một lượng bột cá là phụ phẩm của quá trình nuôi trồng thủy sản và có một số khác gián tiếp đến từ việc chuyển hóa protein động vật (PAPs) được sử dụng trong thức ăn thủy sản.

Điều này có nghĩa là tỷ lệ FIFO vẫn chưa hoàn thiện. Nói chung, nỗ lực để bảo tồn nguồn tài nguyên biển nên tập trung vào các loài có tỷ lệ FIFO cao, ví dụ như lươn và các loài sinh vật biển (như cá hồi, tôm…).

Về phương diện môi trường, việc dùng thủy sản đánh bắt để làm thức ăn cho thủy sản nuôi trồng là không bền vững. Về phương diện kinh tế, sự bền vững của việc sử dụng bột cá cũng gây nhiều tranh cãi. Vì việc đánh bắt phụ thuộc vào những thay đổi của thời tiết, dẫn đến giá bột cá thường dao động mạnh, gây khó khăn cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong việc dự đoán hệ quả của nó (Rabobank, 2017).

Một vài công ty quyết định loại bỏ hoàn toàn bột cá vì các tranh cãi và vấn đề xung quanh việc đánh bắt, ví dụ như việc đánh bắt bất hợp pháp, không thông báo cơ quan chức năng hoặc không được kiểm soát.

Thành công một phần

Có rất nhiều nguồn protein tiềm năng thay thế cho bột cá trong thức ăn chăn nuôi thủy sản mà không ảnh hưởng đến năng suất của cá và tôm (Daniel Dani, 2018). Các nguồn protein thay thế này bao gồm PAPs có nguồn gốc chiết xuất hoặc giết mổ, các protein tập trung từ thực vật và các loại protein mới có nguồn gốc từ tảo biển, men, bã rượu khô và bột côn trùng.

Mặc dù đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học, quy mô của các giải pháp thay thế bột cá vẫn chưa được mở rộng nhiều như mong đợi. Dự án “Thức ăn không chứa nguyên liệu từ cá (F3)” trong năm 2017, hướng đến các bước nối tiếp sau các thí nghiệm khoa học, bằng các đề ra mục tiêu 100.000 tấn thức ăn không chứa nguyên liệu từ cá bán ra thị trường. Mặc dù Dự án đã đạt được con số đề ra, nhưng mục tiêu chỉ được hoàn thành đối với loài cá ăn thực vật và cá ăn tạp nước ngọt (cá chép, rô phi). Hơn nữa, cuộc thi này cũng gặp nhiều phê phán từ góc độ phát triển bền vững, bởi, mặc dù việc sử dụng nhiều nguyên liệu từ lục địa có thể giảm áp lực lên việc đánh bắt thủy sản, nhưng nó cũng làm tăng áp lực lên nguồn nguyên liệu nước ngọt cần để tăng sản lượng nuôi trồng và có thể gây ra cạnh tranh với thực phẩm dành cho con người, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thực vật dành cho xăng sinh học.

Ngày nay, thức ăn thủy sản chiếm 4% lượng thức ăn được sản xuất nhưng người ta kỳ vọng con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn các mảng thức ăn chăn nuôi khác. Phải chú trọng đến thách thức F3 để sản xuất được loại thức ăn thủy sản bền vững nhất!

Rủi ro mới: Hệ quả lên hệ tiêu hóa


Các sản phẩm thay thế bột cá có những hạn chế riêng. Trong các nguyên liệu chiết xuất từ thực vật, các đường đa không chứa tinh bột (NSPs) can thiệp vào khả năng tiếp cận và tiêu hóa của các thành phần dinh dưỡng bằng cách gia tăng độ nhớt đường ruột. Các yếu tố chống dinh dưỡng (ANFs) được biết đến khác có cả một danh sách dài, ví dụ như lectins (haemagglutinins), protease inhibitors, phytic acid, oligosaccharides, anti-vitamin factors, tannins, antigenic proteins, glucosinolates… Các ANF này giảm khả năng tiêu hóa protein và phốt pho, bắt giữ nhiều loại dinh dưỡng hoặc gây tổn thương cho thành ruột, do đó giảm hiệu quả tiêu hóa. Hạn chế lớn nhất của PAP là tính sẵn có và khả năng tiêu hóa của chúng phụ thuộc vào quy trình sản xuất. Thêm vào đó, cần cẩn thận vì các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ máu có thể gia tăng đáng kể khả năng ôxy hóa của thức ăn. Và dẫn đến mất khả năng mất cân bằng dinh dưỡng, vì tất cả các yếu tố này đều có tác động tiêu cực lên khả năng tiêu hóa của thức ăn, dẫn đến ức chế tăng trưởng, giảm hiệu của của thức ăn và/hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe con vật.

20 – 35% protein cung cấp trong thức ăn được cá và tôm sử dụng để tăng trưởng, phần còn lại bị thải qua mang (phần lớn dưới dạng amonia) hoặc trong phân. Việc giảm khả năng tiêu hóa được có thể dẫn đến việc tăng amonia và phốt pho trong chất thải – đây là nguyên nhân cho vấn đề về môi trường (phú nhưỡng, dịch bệnh…). Việc ức chế miễn dịch gây ra bởi các ANF (hoặc độc tố nấm mốc) còn có thể dẫn đến gia tăng lượng kháng sinh sử dụng hoặc các biện giải pháp hóa hoặc không mong muốn khác. Do đó, các giải pháp để cải thiện tính dễ tiêu hóa và an toàn của thức ăn cần phải được chú trọng.

Các giải pháp đầu tiên

Nguồn nguyên liệu thô là bước đầu tiên để ngăn ngừa các rủi ro về ANF và độc tố nấm mốc. Các quy trình công nghệ cũng có thể giải quyết một phần các hạn chế nêu trên. Ví dụ, extrusion là một cách hiệu quả dể loại bỏ nhiệu loại ANF (protease inhibitors, haemogglutinins, glucosinolates và anti-vitamins). Tương tự, việc xử lý các nguyên liệu thô trước, ví dụ như thủy phân hoặc lên men có thể giúp cải thiệu giá trị tiêu hóa của chúng.

Một phương pháp khác là đầu tư vào enzym, chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi để đề cao một vài quy trình tiêu hóa nhất định, nhưng phương pháp này chưa đạt đến mức độ thành công tương tự trong ngành thủy sản. Vốn được nghiên cứu và áp dụng cho chăn nuôi, enzyme ngoại sinh không phải lúc nào cũng cho thấy hiệu quả trong môi trường tiêu hóa của cá và tôm (pH, t0C…) như được báo cáo trong các nghiên cứu khoa học (Kolkovski, 2001). Enzyme ngoại sinh duy nhất cho kết quả nhất quán là phytase có nguồn gốc từ Aspergillus niger, nó có thể tăng đáng kể lượng phốt pho hữu dụng đối với một số loại cá nhất định (Gatlin và Li, 2008). Một nguyên nhân khác cho thành công hạn chế của enzyme trong ngành thủy sản là vì vấn đề áp dụng phương pháp phun sau khi ép viên. Phương pháp này không tối ưu vì tính rửa trôi của nước và phải đầu tư thêm cho việc dùng enzyme vào thức ăn.

Kết luận

Nuôi trồng thủy sản cũng giống như các ngành sản xuất thức ăn khác, cũng đang đối mặt với các thách thức để phát triển bền vững. Phần lớn các trại nuôi trồng thủy sản và nhà máy thức ăn chăn nuôi cũng giống như các đồng nghiệp của họ trong ngành chăn nuôi trên cạn, đều đang tìm kiếm các biện pháp và cách thức để cải thiện quá trình sản xuất, để chúng trở nên hiệu quả hơn và kinh tế hơn. Nhiều nỗ lực không ngừng đang được thực hiện để đẩy các tiến bộ trong năng lực của con người, việc sử dụng tài nguyên và quản lý môi trường thủy sản tiến xa hơn nữa.

Tảo biển chứa nhiều tinh chất tự nhiên, đây là lý do vì sao Tập đoàn Olmix đã và đang tìm hiểu và phát triển tiềm năng này để phát triển những giải pháp bền vững cho ngành. Do đó, MTX+, giải pháp hấp thụ độc tố nấm mốc phổ rộng, cùng với MFeed+, một chất xúc tác đã được phát minh và phát triển để hỗ trợ các chiến lược nhằm thay thế bột cá bằng các nguồn nguyên liệu từ động, thực vật. MTX+ hướng đến bảo vệ vật nuôi khỏi các chất độc trong thức ăn, còn MFeed+ nhắm đến bù đắp khoảng hao hụt do sự dụng các nguyên liệu thô không có bột cá. Sự bền nhiệt của cả hai sản phẩm nêu trên khiến chúng rất tiện lợi để sử dụng trong thức ăn.

Alexandre Veile - Quản lý Bán hàng Thủy sản châu Á, Tập đoàn Olmix

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!