T2, 06/07/2020 12:26

Trung Quốc: Thống lĩnh thị trường thức ăn thủy sản châu Á

Chưa có đánh giá về bài viết

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu đang trở thành phân khúc có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Và trong sự tăng trưởng đó, không thể bỏ qua vai trò của Trung Quốc – hiện thống lĩnh tại thị trường châu Á.

Theo nghiên cứu gần đây của Alltech, trong năm 2015, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng thức ăn thủy sản với con số ấn tượng 17,3 triệu tấn và chi phí sản xuất bình quân với mỗi công thức thức ăn hoàn chỉnh là 850 USD. Việt Nam và Na Uy đứng ở vị trí tiếp theo sau Trung Quốc với sản lượng 2,8 triệu và 1,789 triệu tấn, tuy nhiên, chi phí sản xuất bình quân lại cao hơn, tại Việt Nam là 1.333 USD và Na Uy là 1.100 USD. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mức chi phí sản xuất bình quân cao nhất được ghi nhận tại Nhật Bản (1.700 USD) và Hàn Quốc (1.800 USD).

thị trường thức ăn thủy sản

Chất lượng thức ăn thủy sản của Trung Quốc cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực. Các loại thức ăn thủy sản dạng ép đùn, chất lượng cao được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh ven biển miền đông và nam Trung Quốc và một số tỉnh trong lục địa như Tứ Xuyên. Khô dầu đậu nành đang trở thành nguồn nguyên phổ biến trong chăn nuôi thủy sản, heo và gia cầm tại nước này với lượng tiêu thụ đậu nành bình quân đạt 4 triệu tấn/năm. Mặc dù đậu nành được coi là nguồn protein thực vật dinh dưỡng nhất để thay thế bột cá. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này với số lượng lớn bởi nguồn cung trong nước còn chưa đủ để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc.

Hãng Alltech vừa hoàn tất bản phân tích về sự tăng trưởng của ngành thức ăn thủy sản cũng như giá các loại thức ăn thủy sản trên toàn cầu. Theo đó, ngành sản xuất thức ăn thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, riêng ngành thức ăn thủy sản tại Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO), tiêu thụ các loại thủy sản tính bình quân theo đầu người đã vượt thịt bò và các tiêu thụ thủy sản nuôi luôn vượt thủy sản tự nhiên. Quy mô của ngành công nghiệp này đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn với các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc về phương thức sản xuất, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tính bền vững. Hiện, các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tại Trung Quốc đang mở rộng quy mô sản xuất, tăng nhận thức về thương hiệu và phát triển công nghệ để đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh và môi trường, hướng tới chăn nuôi bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh.

>> Theo Alltech, thức ăn nuôi tôm chiếm 21% thức ăn thủy sản toàn cầu, với 82% có xuất xứ châu Á (Ấn Độ chiếm 66%, Thái Lan chiếm 42% và Indonesia chiếm 33%). Thức ăn cho cá hồi chiếm 11% tổng khối lượng thức ăn thủy sản, trong đó, 50% thức ăn cá hồi được sản xuất tại châu Âu. Hiện, đây cũng là khu vực sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới.

Châu Á – Thái Bình Dương trở thành một thị trường thức ăn thủy sản lớn nhất với thị phần 76% vào năm 2013 do sự gia tăng tiêu dùng các loại thủy hải sản, sự bùng nổ của ngành nuôi trồng thủy sản và sự lớn mạnh của thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu.

Xu hướng sử dụng thức ăn tổng hợp nhân tạo (thức ăn thủy sản) cho các loại cá nuôi có vây và giáp xác đang ngày càng gia tăng tại những nước đang phát triển và các nước phát triển (Nhật Bản).

Những phụ gia thức ăn thủy sản chủ yếu là các loại kháng sinh, vitamin, chống ôxy hóa, axit amino, enzyme… Axit amino là nguồn dưỡng chất được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là kháng sinh.

Hà Linh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!