T2, 06/07/2020 10:13

Bí ẩn hàng ngàn xác mực Humboldt dạt vào bờ

Chưa có đánh giá về bài viết

Tạp chí Live Science (Mỹ) đưa tin trong tuần qua có hàng ngàn xác mực thuộc loài mực khổng lồ Humboldt (tên khoa học Dosidicus gigas) trôi dạt vào các bờ biển ở vịnh Monterey, bang California, Mỹ.

TTO – Tạp chí Live Science (Mỹ) đưa tin trong tuần qua có hàng ngàn xác mực thuộc loài mực khổng lồ Humboldt (tên khoa học Dosidicus gigas) trôi dạt vào các bờ biển ở vịnh Monterey, bang California, Mỹ.

 

Xác mực nằm đầy tại các bãi biển vịnh Monterey – Ảnh: Live Science

Các nhà khoa học cho biết từng xảy ra hiện tượng mực Humboldt chết với số lượng lớn tại khu vực trên trong nhiều thập kỷ qua, nhưng nguyên nhân đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Xác mực Humboldt đã mắc cạn lại các bãi biển sau khi thủy triều rút xuống và nằm trải dài gần 20km từ khu vực bãi biển Aptos tới Watsonville, thuộc hạt Santa Cruz, bang California, Mỹ. Hầu hết mực dài 0,6m và nặng 1,2kg trở lên.

Hiện giả thuyết tin cậy nhất được các nhà khoa học đưa ra là có khả năng chúng bị ảnh hưởng bởi tảo độc.

“Trong thời gian này, tảo bùng phát các đợt nở hoa hình thành hiện tượng “thủy triều đỏ” và giải phóng độc tố thần kinh axit domoic cực mạnh dẫn đến việc mực bị mất phương hướng, bơi lờ đờ vào bờ. Sau đó chúng sẽ chết”, nhà sinh vật học biển William Gilly làm việc tại ĐH Stanford (Mỹ) nói với Live Science.

 

Khi những con mực Humboldt bị mắc cạn, người dân địa phương cố gắng đưa trở lại biển nhưng chúng vẫn bị mất phương phướng, bơi trở lại vào bãi biển – Ảnh: Live Science

Các nghiên cứu trước đây cho thấy con người và động vật cấp thấp hơn như sư tử biển nếu ăn phải những con sò bị nhiễm độc tố axit domoic từ “thủy triểu đỏ” sẽ bị “phá hủy trung tâm bộ nhớ của não”, dẫn đến mất trí nhớ và có thái độ hành xử một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, họ chưa từng nghiên cứu các triệu chứng trên nếu con người ăn phải mực bị nhiễm độc tố axit domoic.

 

Nhà sinh vật học biển William Gilly cầm một con mực Humboldt sau nó khi bị mắc cạn – Ảnh: Live Science 

 

“Thủy triều đỏ” giải phóng chất độc axit domoic – Ảnh: Live Science

Thiên Nhiên

Tuổi Trẻ, Livescience

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!