T5, 20/01/2022 04:03

Bông hoa cuốn hút nhưng nguy hiểm dưới đáy đại dương

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Nhím biển hoa có tên khoa học là Toxopneustes pileolus, là một loài cầu gai phổ biến và thường xuất hiện ở vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Với vẻ ngoài cuốn hút và bắt mắt nhưng sinh vật này lại có nọc độc vô cùng nguy hiểm.

Toxopneustes pileolus là một trong bốn loài thuộc chi Toxopneustes, họ Toxopneustidae trong bộ Camarodonta. Loài này thường sinh sống ở rạn san hô, thảm cỏ biển, môi trường đá hoặc cát ở độ sâu lên đến 90 m. Chúng ăn tảo, động vật rêu, mùn bã hữu cơ, và được tìm thấy nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Nhím biển hoa thường có màu trắng, trắng hồng, trắng vàng với một vài chấm màu tím ở giữa. Chúng có vỏ cứng hình tròn, màu đỏ đậm hoặc xám, đôi khi có màu xanh lục đến tím nhạt nhưng hiếm thấy. 

Vỏ bên ngoài là những chiếc gai ngắn và cùn, thường ẩn bên dưới các cuống giống như hoa, gọi là van. Mỗi van là một cơ quan tác động đến bộ cơ, tế bào thần kinh và các thụ thể cảm giác riêng và do đó có khả năng đáp ứng phản xạ với môi trường xung quanh.

Nhím biển hoa là loài nhím biển tương đối lớn. Chúng có thể đạt đường kính tối đa khoảng 15 – 20 cm. Giống như hầu hết các động vật cầu gai, cơ thể của nhím biển hoa trưởng thành được chia đều thành các đoạn giống hệt nhau xung quanh trục trung tâm theo bội số của năm (đối xứng ngũ giác).

Bề mặt đáy (miệng) của nhím biển hoa có gai, chân ống và miệng có bộ máy nhai (đèn lồng của Aristotle). Các chân ống được cấu tạo riêng lẻ bởi một thân cơ mỏng, cùng với các gai, giúp cho cơ thể chúng di chuyển chậm. Nhím biển hoa chỉ có 5 cái răng, chúng nằm ở trung tâm cơ thể. Đáng chú ý, mỗi chiếc răng lại có một hàm riêng biệt giúp chúng trở nên linh hoạt hơn. 

Hậu môn nằm ở bề mặt trên (bên trong) của vỏ, đối diện trực tiếp với miệng. Giống như miệng, nó được bao quanh bởi một vòng các đĩa nhỏ được gọi là vành tai. Bao quanh lỗ hậu môn là năm lỗ nhỏ hơn (lỗ sinh dục) được kết nối trực tiếp với các tuyến sinh dục bên trong khoang cơ thể.

Nhím biển hoa là loài lưỡng tính, nhưng hầu như không thể xác định giới tính của một cá thể chỉ bằng các đặc điểm bên ngoài. Chỉ có thể xác định bằng cách kiểm tra các đặc điểm bên ngoài của lỗ sinh dục.

Mặc dù vẻ ngoài đẹp cuốn hút và bắt mắt nhưng chúng lại là loài nhím biển nguy hiểm nhất trái đất. Nọc độc của chúng có thể gây đông máu, co thắt cơ, sốc, tê liệt, chết đuối hoặc tử vong. 

Dù sở hữu nọc độc chết người, nhưng nhím biển hoa lại không gây hại cho cá hề. Thay vào đó, chúng sẽ hợp tác với nhau để sinh tồn. Cụ thể, cá hề sẽ bắt ký sinh trùng sống trên nhím biển hoa để làm thức ăn, còn nhím biển hoa sẽ giúp cá hề có chỗ ẩn thân để tránh kẻ thù.

Ánh Dương

Tổng hợp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!