Carp edema virus (CEV) là tác nhân gây bệnh phù trên cá chép (Carp edema virus disease – CEVD), một bệnh truyền nhiễm mới nổi có khả năng lây nhiễm cao và gây chết cá ở nhiều nơi trên thế giới.
Các thử nghiệm bổ sung L-selenomethionine vào thức ăn cho cá rô phi tại Thái Lan cho thấy hiệu suất chăn nuôi tăng, đồng thời nâng cao khả năng chống lại các mầm bệnh.
Cá bè quỵt (bè vẫu) có tên khoa học là Caranx ignobilis Forsskal, 1775. Đây là đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh và đặc biệt là khả năng thích nghi tốt với biển, đầm phá có độ mặn dao động lớn. Chúng hiện được ngư dân nuôi ở một số vùng ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn giống phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại nên việc mở rộng phát triển nuôi loài cá này còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil cho thấy, bổ sung lá kinh giới oregano khô vào thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đã làm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus agalactiae của cá.
Khép kín vòng đời trong nuôi thương phẩm cá chình nước ngọt Nhật Bản là điều cần thiết để giúp bảo vệ các quần đàn cá trong tự nhiên, đồng thời ổn định khâu cung cấp con giống. Tuy nhiên, để khắc phục các vấn đề như ấu trùng dị hình hoặc tỷ lệ sống thấp và thu được sản lượng lớn ấu trùng có kích thước chuẩn khi biến thái thành cá chình kính, cần thiết phải hoàn chỉnh thức ăn và quy trình nuôi.
AHPND (Bệnh hoại tử gan tụy cấp) hay EMS (Hội chứng chết sớm) có đặc điểm là lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao (có thể lên tới 100%), thường trong vòng 30 – 35 ngày thả ao nuôi với tôm post hoặc tôm nhỏ. Bệnh do thể thực khuẩn của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, chúng đi qua đường miệng và xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm, sau đó tạo ra độc tố phá hủy cấu trúc và chức năng cơ quan tiêu hóa của tôm là gan tụy.
Những giải pháp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực NTTS. AI có tiềm năng tạo cú hích tăng trưởng và đưa ngành thủy sản tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai.
Một công cụ dữ liệu mới để phục vụ công tác đánh giá tính bền vững của thủy sản nuôi và khai thác đã sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới qua trải nghiệm trực tuyến.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Wyss tại Đại học Harvard đang nghiên cứu cách chế tạo nhựa phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên làm từ vỏ tôm để giảm thiểu chất thải nhựa, khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới, đó là Shrilk.
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada đã phát triển công cụ mới tích hợp những thay đổi lường trước được của đại dương vào quản lý ngành. Ngư dân, các nhà quản lý nguồn, hoạch định chính sách có thể sử dụng công cụ này để phát triển tương lai bền vững cho ngành tôm hùm Nova Scotia và vịnh Maine.