NTTS của Việt Nam đang phát triển theo xu hướng thâm canh hóa ngày một cao. Diện tích nuôi thâm canh, siêu thâm canh tăng nhanh, mô hình nuôi công nghệ cao áp dụng công nghệ 4.0 cũng đang phát triển. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực này là rất lớn. […]
(TSVN) – Thế kỷ 21 được gọi là “Thế kỷ của biển và đại dương”. Khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển NTTS trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã mở ra một thời kỳ mới trong việc bảo vệ và nuôi thủy sản trên biển theo hướng hiện đại.
(TSVN) – Trong những năm gần đây, nhận thức ngày càng tăng về truy xuất nguồn gốc, việc vi phạm nhân quyền trong ngành và các tác động đến môi trường đã nâng cao giá trị, mở rộng phạm vi những gì chúng ta cần biết về thủy sản để gọi là thủy sản “bền vững”, cụ thể là ai đã đánh bắt, bằng cách nào, từ đâu và liệu nó là hợp pháp. Và để trả lời được câu hỏi này thì và chỉ có công nghệ mới giúp các nhà sản xuất đi được xa và nhanh trên con đường minh mạch chuỗi cung ứng các sản phẩm.
(TSVN) – Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường rất lớn đối với ngành tôm, nếu nắm bắt được thời cơ thì tôm châu Á sẽ cực kỳ phát triển. Tuy nhiên, cửa vào thị trường tôm tại Trung Quốc đang dần hẹp bởi hàng loạt quy định nghiêm ngặt. Trong khi, thị trường Mỹ ngày càng cạnh tranh gay gắt trước đối thủ mới, do đó tôm châu Á cần tích cực nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cho sản phẩm.
(TSVN) – Đợt giãn cách kéo dài tại vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến thủy sản đã khiến cho tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành hàng này thời gian qua bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến xuất khẩu sụt giảm, đặc biệt là ở các thị trường lớn. Thế nên, để hoàn thành mục tiêu của cả năm và chạy đà tốt cho năm tới, ngành thủy sản đang nỗ lực khôi phục các thiếu hụt.
(TSVN) – Logistics là một ngành kinh tế đa ngành, mang tính thời đại sâu sắc, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Logistics không chỉ chịu tác động từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình quản trị logistics tiên tiến mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn mới, những thay đổi mới với các tiền đề được đặt ra bởi đại dịch COVID-19 và những thách thức bứt phá cho xuất khẩu.
(TSVN) – Quý cuối cùng trong năm có lẽ được coi là “mùa vàng” của ngành thủy sản khi thị trường thế giới vô cùng nhộn nhịp.Thế nhưng, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 đã khiến cho ngành thủy sản bị đuối sức.Không còn nhiều thời gian để doanh nghiệp trở mình, trong khi những trở ngại đang lớn dần lên.Liệu ngành thủy sản có vượt qua được khó khăn này để tận dụng tốt cơ hội?
(TSVN) – Khó khăn nhất đối với sản xuất cá tra hiện nay là không đủ nhân lực tham gia chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm. Đáng ngại, nhiều địa phương đang còn hàng nghìn tấn cá quá lứa trong ao mà không bán được. Đây là bài toán khó với 6 tỉnh/thành nuôi cá tra tại vùng ĐBSCL đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT- TTg của Chính phủ.
(TSVN) – Trải qua hơn hai tháng áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp để phòng chống dịch COVID-19, ngành thủy sản đã gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức. Tại cuộc họp trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, đã có nhiều tiếng nói của các doanh nghiệp cất lên nhằm tìm ra một “con đường” sáng nhất trong bối cảnh ảm đạm hiện nay.
(TSVN) – Những năm gần đây, các mặt hàng nhuyễn thể, trong đó có ngao/nghêu không chỉ được ưa chuộng, tiêu dùng trong nước, mà còn thuộc nhóm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; nổi bật là tại thị trường EU. Cùng với những lợi thế về sản xuất trong nước cộng với dư địa lớn về thị trường tiêu thụ, kỳ vọng ngành hàng này sẽ vươn tầm cao mới trong tương lai.