(TSVN) – Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Do đó, hiểu được chiến lược phát triển nội địa cũng như xuất, nhập khẩu của ông lớn châu Á này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt được những cơ hội và né tránh rủi ro trong những năm tới. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong khi kiềm chế đánh bắt tự nhiên. Đối với toàn ngành thủy sản, Trung Quốc vẫn tiếp tục tập trung vào mục tiêu bền vững.
(TSVN) – Những dự báo về tình hình ngành tôm trong nước và thế giới trong năm 2022 đều nghiêng về khả năng tăng trưởng tốt kể cả về sản lượng nuôi lẫn kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, ngành tôm cần phải vượt qua những thách thức đến từ thị trường và nội tại.
(TSVN) – Giá cá tra trong nước lẫn xuất khẩu hiện đang ở mức cao và những dự báo về thị trường tiêu thụ cá tra năm 2022 đều cho thấy hết sức lạc quan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần hết sức thận trọng trước bài học kinh nghiệm “cung vượt cầu” trong những năm trước đây, nhằm đảm bảo cho ngành hàng này phát triển hiệu quả và bền vững.
(TSVN) – Mới đây Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược đề ra mục tiêu chung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế từng địa phương.
(TSVN) – Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân đã có những chia sẻ về “cú thoát hiểm ngoạn mục” của ngành thủy sản Việt Nam năm 2021 và tinh thần sẵn sàng thích ứng trong năm 2022.
(TSVN) – Năm 2021, dù gặp khó chồng khó, có những giai đoạn nuôi trồng, xuất khẩu gần như ngưng trệ vì giãn cách xã hội, nhưng ngành thủy sản Việt Nam đã có cuộc “thoát hiểm” ngoạn mục với sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất và xuất khẩu. Sau đây là 10 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản trong năm 2021 do Tạp chí Thủy sản Việt Nam bình chọn.
(TSVN) – Năm 2021, đất nước trải qua một trong những ngày tháng khó khăn nhất trong lịch sử vì đại dịch COVID-19, nhưng một lần nữa ngành thủy sản đã thích ứng kịp thời, nhanh chóng hồi phục, vượt qua thử thách và tạo ra bứt phá tương đối ngoạn mục.
(TSVN) – Trung Quốc giữ vị trí là đối tác thương mại lớn và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ). Tuy nhiên, để có thể gia tăng hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung trong đó có thủy sản theo đường chính ngạch, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ vững uy tín thương hiệu cũng như có những giải pháp thích ứng nhanh nhạy trước những thay đổi tại thị trường giàu tiềm năng này.
(TSVN) – Ngành thủy sản các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung đang nỗ lực, linh hoạt tối đa để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Mặc dù, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng hoạt động xuất khẩu đã có nhiều tín hiệu lạc quan hơn.
(TSVN) – Việc nắm bắt được tình hình sử dụng nhựa trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến đặc biệt cần thiết trong quá trình đẩy mạnh việc giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản Việt Nam. Chỉ như vậy,các giải pháp mấu chốt và thiết thực mới được tìm ra để ngành thủy sản quản lý được tốt vấn đề này.