Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và từng bước nhân rộng mô hình tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển (ĐKĐBHS) nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Sự có mặt của những đội tàu đánh bắt hải sản trên những vùng biển xa bờ còn có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.
Sáng nay 24/9, 7 ngư dân Phú Yên gặp nạn trên biển đã về đến bờ thuộc xã Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh) trong niềm hân hoan, vui mừng của người thân và hàng xóm.
Hơn một tháng nay, sản lượng đánh bắt giảm, giá cá cũng giảm, trong khi giá dầu tăng nhiều lần khiến ngư dân các làng biển gặp nhiều khó khăn.
Nghịch lý giá xăng dầu tăng nhưng sản lượng khai thác giảm và giá hải sản tăng không đáng kể là thách thức lớn đối với hiệu quả khai thác của các tàu đánh bắt xa bờ. Việc hình thành những đội tàu tải và tàu thu mua hải sản trên biển được xem là giải pháp hợp lý chia sẻ gánh nặng phí tổn cho ngư dân.
Bên cạnh niềm vui của những ngư dân sau chuyến đi biển với thuyền về đầy ắp cá thì không ít người rơi vào cảnh nợ chồng nợ vì thất thu, thương lái ép giá… và họ đành phải “bỏ” biển.
Từ đầu tháng 9 đến nay, cá dìa giống (còn gọi là cá nâu) có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị), tập trung chủ yếu tại khu vực Cửa Việt và Cửa Tùng. Hiện nay, hàng ngày có trên 200 người chuyên vớt cá dìa giống cung cấp cho các hộ ở các tỉnh phía Nam có nhu cầu mua con giống, cho thu nhập từ 200.000 – 300.000 đồng/ngày/hộ.
Không những gặp khó khăn do ngư trường cạn kiệt, giá xăng dầu và ngư cụ tăng cao, thời gian qua các chủ tàu cá luôn chật vật với việc tuyển bạn ghe đi biển. Để khỏi phải cho tàu nằm bờ, các chủ tàu phải đổi mới cách phân phối lợi nhuận và quản lý đối với lao động.
Những ngày qua, khi mà cơn sốt tìm thấy cổ vật tại làng biển Châu Thuận Biển (Bình Châu, Quảng Ngãi) chưa dịu lắng thì cũng tại bãi biển này, ngư dân rất phấn khởi vì trúng đậm mùa cá nục suông.
“Nghề biển bây giờ khó trăm bề. Dù vậy, chúng tôi vẫn ra khơi, bám biển để sống và còn giữ biển của mình nữa chứ” – lời của lão ngư Huỳnh Văn Kiệt (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền – Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng là nỗi niềm chung của đông đảo bà con ngư dân trong tỉnh đang ngày đêm bám biển mưu sinh.
Nghề cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Bình Định. Tuy nhiên, để nghề cá phát triển tốt hơn, đóng góp nhiều hơn, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá… cần được tăng cường đầu tư nhiều hơn.