T5, 23/12/2021 01:52

Mực ống thủy tinh lấp lánh dưới đáy đại dương

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Mực ống thủy tinh là một trong 7 loài sinh vật kỳ dị nhưng có vẻ đẹp kỳ lạ sống dưới các vực nước biển sâu từ khoảng 200 – 1.500 m, nơi mà bóng tối gần như bao trùm tất cả. Trong bóng tối dưới đáy đại dương, ánh sáng lấp lánh của loài mực này hấp dẫn nhiều nhà thám hiểm và các thợ lặn khi vô tình bắt gặp chúng.

Mực ống thủy tinh có tên khoa học là Galiteuthis phyllura, là một loài mực quý hiếm. Mắt của mực ống thủy tinh nhô ra khỏi một bên đầu và được điều khiển bởi các cơ. Bất kể cơ thể con mực hướng về đâu, đôi mắt sẽ luôn tập trung ở một vị trí và tạo ra ánh sáng bên dưới chúng.

Dù không có vũ khí là những chiếc răng nanh lợi hại như các loài cá biển sâu, nhưng mực ống thủy tinh lại có khả năng riêng giúp chúng sinh tồn dưới đáy đại dương, đó chính là cơ thể trong suốt và khả năng phát quang sinh học. 

Hai cơ quan dưới mắt của mực, được gọi là tế bào quang điện, phát ra ánh sáng với cường độ nhỏ đủ để chiếu sáng dưới mực nước biển quanh chúng. Ánh sáng này giúp con mực an toàn dưới đáy đại dương nhờ thủ thuật phản chiếu ánh sáng khiến chúng hoàn toàn vô hình với những động vật săn mồi ở ngang hoặc dưới con mực, nhưng lại rất dễ quan sát từ các hướng khác. Chính vì thế, khi phát hiện kẻ thù đang theo dõi, đôi mắt của mực phát ra ánh sáng chói và vụt biến mất rất nhanh.

Vào năm 1984, một ngư dân đánh cá của Nga là Novoulianovsk đã mang về một con mực được xác định là mực thủy tinh khổng lồ từ độ sâu 1.000 – 1.300 m ở Biển Okhotsk. Theo ghi nhận, cơ thể con mực này có 2 tua dài có chiều dài khoảng 115 cm, các tua ngắn có chiều dài khoảng 40 cm, chiều dài cơ thể khoảng 265 – 275 cm, tổng chiều dài của con mực lên tới hơn 4 m.

Dưới đây là một vài hình ảnh tuyệt đẹp về loài mực ống thủy tinh đang sống dưới mực nước biển sâu:

Bảo Minh

Tổng hợp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!