Ninh Bình: Sản xuất thủy sản thuận lợi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Số liệu báo cáo của Cục Thống kê Ninh Bình cho thấy, năm 2023, tình hình sản thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi và ổn định. Thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, khẳng định là mũi nhọn của ngành nông nghiệp.

Thế mạnh sản xuất giống nhuyễn thể

Năm 2023, sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển trong điều kiện thuận lợi, không có dịch bệnh xảy ra. Các địa phương tiếp tục chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh năng suất cao, đặc biệt là việc nuôi tôm trong nhà lưới, nuôi vụ Đông được mở rộng đã góp phần nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản. Năm 2023, diện tích nuôi trong nhà bạt tăng mạnh, đạt gần 100 ha. Nhờ sản xuất được 3 vụ/năm nên giá trị của các diện tích này gấp 5 – 10 lần nuôi quảng canh thông thường. 

Năm 2023, các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất được 16.000 triệu con hàu giống. Ảnh: Phạm Quân

Trong năm 2023, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tiếp tục mở rộng sản xuất, tập trung những đối tượng thế mạnh, đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi như: tôm càng xanh, trắm, ốc, ếch… đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có nhu cầu tăng cao của các cơ sở nhà hàng phục vụ khách du lịch. 

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước đạt 15,3 nghìn ha, tăng 2,7% (+ 0,4 nghìn ha) so năm 2022, trong đó: diện tích nuôi cá ước đạt 11,2 nghìn ha, tăng 1,2% (+ 0,1 nghìn ha); diện tích nuôi tôm đạt 2,8 nghìn ha, tăng 9,9% (+ 0,2 nghìn ha). Diện tích nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh ước đạt 2,6 nghìn ha, tăng 3,8%; diện tích nuôi theo phương thức quảng canh và quảng canh cải tiến đạt 12,7 nghìn ha, tăng 2,5%.

Sản xuất giống nhuyễn thể tiếp tục phát triển, quy trình ngày càng được hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Ninh Bình tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong sản xuất giống ngao, hàu, với sản lượng ngao giống đạt 99.208 triệu con, hàu giống đạt 16.000 triệu con. Đặc biệt, vào tháng 2/2023, nhãn hiệu chứng nhận “Hàu giống Kim Sơn” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ giúp thương hiệu Hàu giống được quảng bá rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Đây là bước đệm quan trọng cho việc nâng tầm giá trị đối tượng tiềm năng chủ lực của vùng, tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất địa phương phát triển.

Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 5,5% (+ 3,6 nghìn tấn). Trong đó: Cá ước đạt 37,0 nghìn tấn, tăng 4,1% (+ 1,4 nghìn tấn); tôm ước đạt 4,2 nghìn tấn, tăng 10,4% (+ 0,4 nghìn tấn); thủy sản khác ước đạt 28,1 nghìn tấn, tăng 6,6% (+ 1,8 nghìn tấn). Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 61,9 nghìn tấn, tăng 5,0% (+3,0 nghìn tấn).

Thực hiện tốt quy định khai thác

Cùng với nuôi trồng, trong khai thác, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác chống khai hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và thực hiện các giải pháp khắc phục các khuyến nghị của EC, nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động trên biển.

Cụ thể, tỉnh Ninh Bình tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, không để các vụ việc vi phạm xảy ra. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của các hộ dân về quy định khi ra khơi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá, lao động tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật trước khi xuất bến, cửa sông, cửa lạch.

Hiện 100% số tàu cá trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hoàn thành việc đánh dấu tàu cá theo quy định; không có trường hợp vi phạm quy định về khu vực, vùng cấm khai thác hải sản; không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 04/CT-UBND, ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Lũy kế hết năm 2023, đã phát hiện, xử lý 380 vụ sử dụng xung kích điện để khai thác thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 127 vụ, nộp ngân sách Nhà nước hơn 400 triệu đồng.

Lê Loan

>> Năm 2024, ngành thủy sản Ninh Bình đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt 70.800 tấn, giá trị sản xuất 2.328,5 tỷ đồng. Tiếp tục phát triển các đối tượng nuôi phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh, chú trọng các con nuôi đặc sản, đặc hữu và nuôi theo hướng tuần hoàn, an toàn, ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!