Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi. Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.
Nhằm giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng thành công nhiều loại mô hình trình diễn.
Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.
Sau thời gian dài dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, đến nay tình hình này đã được khắc phục một phần. An Minh là một trong những huyện của tỉnh Kiên Giang có diện tích nuôi tôm lớn; hơn 50.000 ha trong đó nuôi tôm quảng canh theo mô hình tôm – lúa.
Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ Anh trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.
Sau khi dịch bệnh trên tôm tạm lắng, người nuôi tôm ĐBSCL trúng đậm mùa tôm, năng suất và giá cả đạt cao nhất trong 10 năm qua; năng suất bình quân 4 – 5 tấn/ha, hộ cao nhất lãi trên 250 triệu đồng/ha.
Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.
Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong khi nghề nuôi tôm nước lợ liên tục thất bát trên địa bàn huyện Núi Thành (Quảng Nam) thì mô hình nuôi cá diêu hồng, rô phi đơn tính của một nhóm hộ ở thôn Phú Tân (xã Tam Xuân 1) đem lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ ở địa phương.
Về ấp 2, xã Đạo Thạnh thuộc ngoại thành TP Mỹ Tho (Tiền Giang), hỏi “Trại ếch giống Bảy Có” của ông Phan Văn Có, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ếch xã Đạo Thạnh thì ai cũng biết. Ông là người tiên phong và thành công trong mô hình nuôi ếch ở địa phương này.