Hoạt động từ đầu năm 2010, với 10 xã viên tham gia, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Thành đã sớm thành công với mô hình nuôi tôm trong nhà bạt, giá trị kinh tế cao.
Xã Thạnh Phong nằm phía Đông huyện Thạnh Phú, có 9km bờ biển. Diện tích tự nhiên 6411,15ha, trong đó đất nông nghiệp là 4676,49ha, đất lâm nghiệp 1367,89ha, đất nuôi trồng thủy sản là 2936,89ha. Xã được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn lợi thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là nghêu, sò và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác.
Năm 2013, người nuôi nghêu Gò Công (tỉnh Tiền Giang) lại tiếp tục bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Nghề nuôi nghêu từng “một vốn bốn lời”, nay phải đối diện nhiều rủi ro mà nguyên nhân chưa rõ.
Thời gian gần đây, việc nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, diện tích ao đìa nuôi trồng thủy sản của năm 2012 chỉ 2.635ha, giảm 12% so với năm 2011; sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại đạt 7.934 tấn, giảm 20%, do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Hai “chuyên gia” Trung Quốc đến thuê đất ở huyện Tân Trụ – Long An để nuôi tôm, sau đó bán tháo tôm, xù tiền của nông dân và biến mất. Chính quyền địa phương không ai rõ tung tích họ
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3-4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30-90 con/kg.
Trong những năm qua, hoạt động nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và giúp nhiều người vươn lên khá giả. Tuy nhiên, kết thúc mùa vụ 2012, nhiều người nuôi tôm trong tỉnh đang lâm vào cảnh lao đao bởi có trên 160 ha nuôi bị mất trắng vì dịch bệnh. Điều đáng nói, không chỉ các hộ nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn mà các doanh nghiệp nuôi tôm cũng đang điêu đứng…
Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7/2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.