(Thủy sản Việt Nam) – Tổn thất sau thu hoạch hải sản ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, trên 20% sản lượng khai thác, thậm chí lên đến 30% đối với tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tấn, mỗi năm cả nước mất khoảng 400.000 tấn hải sản, tương đương với khoảng 8.000 tỷ đồng.
Nghề câu mực khơi đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân trong năm vừa qua. Những ngày này, tại cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, Núi Thành), các phương tiện lại tất bật cho chuyến đi biển đầu tiên trong năm.
Chưa bao giờ giá ốc hương thương phẩm tại Khánh Hoà lại tăng liên tục và cao như hiện nay. Nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển sang nuôi ốc hương khiến giá giống tăng vùn vụt và khan hiếm.
Đây là dự báo về xu hướng nhu cầu và nguồn cung của thủy sản thế giới trong năm 2012.
Ông Lê Bình Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình (Cà Mau), cho biết, vụ mùa năm nay bà con nông dân trong huyện sẽ thả nuôi tôm trên 44.000 ha theo hình thức truyền thống, quảng canh cải tiến và hơn 100 ha nuôi công nghiệp.
Thiếu nguyên liệu, lãi suất ngân hàng cao, sức mua giảm từ các thị trường truyền thống… là những khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại khu vực ĐBSCL đang đối mặt.
Năm 2011 là năm tạo một bước ngoặt quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó, nổi trội nhất là nghề nuôi tôm với những bước tiến dài cả về diện tích cũng như năng suất và chất lượng.
(Thủy sản Việt Nam) – Ngày 7 tháng 2 năm 2012, tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, Công ty Hùng Cá khởi công xây dựng hai nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và nhà máy chế biến bột cá, dầu cá. Dự án có tổng kinh phí 250 tỷ đồng do Công ty Hùng Cá làm chủ đầu tư trên tổng diện tích là 8 ha.
(Thủy sản Việt Nam) – Đây là mục mà cá tra Việt Nam được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) châu Âu đưa vào trong Cẩm nang Hướng dẫn Tiêu dùng Thủy sản năm 2012. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững thì đảm bảo trách nhiệm môi trường và xã hội là vấn đề cần được quan tâm đến hiện nay.
(Thủy sản Việt Nam) – Sau hơn 2 năm thực hiện, Đề án 52 đã thu được nhiều thành quả đáng trân trọng. Nhìn lại chặng đường 2 năm qua, Tạp chí Thủy sản đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Quân (ảnh), Phó giám đốc Ban quản lý các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.