Một sinh vật lạ, hình trụ và cơ thể trong mờ, như phát sáng được một nhóm thợ lặn người Australia phát hiện đang trôi nổi dưới đáy biển sâu…
Thợ lặn ở Australia đã bắt gặp được sinh vật này ngoài khơi bang Tasmania (Australia). Miệng của loài sinh vật kì lạ này rộng đủ để nuốt chủng những người cao lớn nếu nó muốn.
Loài sinh vật kì lạ trông giống quái vật biển này, thực chất là một loài giun biển khổng lồ (pyrosome) có khả năng phát sáng, được mệnh danh là “con kì lân của đại dương”, bởi vì nó quá hiếm và cực kì khó để tìm thấy. Loài này có thể dài lên đến 30m – tương đương với độ dài của 2 chiếc xe bus hai tầng cộng lại.
Cơ thể hình trụ, rỗng và trong mờ của nó được tạo thành bởi hàng ngàn các nhân bản nhỏ của nó (zooid) giúp hút nước qua ống trên cơ thể, lấy thức ăn và đẩy phần nước đã được lọc ra ngoài. Mỗi zooid, chỉ lớn vài millimeter, được nối với nhau bằng các mô và di chuyển bên trong ống của của cơ thể.
Các zooid được nối với nhau bằng các mô
Ống cơ thể của loài giun này có một đầu nhọn, và đầu kia có một lỗ rộng đến 2m. Chúng là những loài sinh vật khổng lồ, trông rất đáng sợ và sống sâu dưới đáy đại dương, nhưng lại khá hiền hòa.
Còn được gọi là mực ống biển, loài giun này được xếp vào loại cá biển khơi, có nghĩa là chúng được bơi tự do thoải mái và sống trong những vùng nước lớn ngoài khơi xa. Và cũng chính vì lý do này mà loài sinh vật này rất khó để phát hiện, và chỉ có thợ lặn mới may mắn có thể nhìn thấy được sinh vật khổng lồ này.