T5, 15/05/2025 09:49

Phòng bệnh cong thân đục cơ trong nuôi tôm công nghiệp

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hiện tượng tôm bị cong thân, đục cơ thường xảy ra trong nuôi mô hình công nghiệp. Bệnh không gây chết hàng loạt nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn, mô hình nuôi tôm trên bể tròn,… với mật độ 300 đến 500 con/m3 đang phát triển khá mạnh và thành công nhờ mang lại năng suất rất cao.

Ưu điểm mô hình trên là hệ thống ao nuôi được đầu tư bài bản, cùng với đó là áp dụng công nghệ nuôi với máy móc trang thiết bị đầy đủ,… nên không cần diện tích lớn nhưng vẫn nuôi được sản lượng cao, nuôi tôm về size lớn. Tuy nhiên, trong nuôi tôm công nghiệp thường xảy ra hiện tượng tôm bị cong thân, đục cơ. Bệnh không gây chết hàng loạt nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh:

Tôm bị stress do môi trường như: Nuôi mật độ dày, môi trường biến động do thời tiết, nhiệt độ thay đổi, ôxy hòa tan giảm hoặc ảnh hưởng của quá trình sang ao tôm hay thường xuyên thay nước ao nuôi,…

Thiếu khoáng chất: Tôm thuộc loài giáp xác, để lớn lên tôm phải lột vỏ theo chu kỳ (lột vỏ cũ tạo vỏ mới) mỗi lần như thế tôm cần nhu cầu ôxy hòa tan và khoáng chất rất cao. Chúng có thể hấp thụ các chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi.

Dấu hiệu

Khi bị bệnh, tôm có các biểu hiện như: Tôm bị cong thân, tròn lại, tôm không tự duỗi ra như tự nhiên được, trên cơ thịt tôm có màu trắng đục thường ở cơ thịt đốt cuối (gần đuôi), nếu bị nặng phần trắng đục lan dần các đốt thịt kế trên.

Tôm bị bệnh không bắt mồi được, sức đề kháng giảm, tôm hoạt động kém, bệnh nặng tôm sẽ suy kiệt cơ thể, mềm vỏ, dễ bị cảm nhiễm các bệnh khác và chết. Bệnh này nếu không phòng trị kịp thời có thể ảnh hưởng tỷ lệ sống của tôm.

Phòng trị bệnh

Áp dụng nuôi tôm trong nhà vòm, hoặc che lưới lan giảm nắng cho ao tôm,… giúp ổn định nhiệt độ nguồn nước ao nuôi. Ao tôm phải trang bị đủ quạt và máy sục khí để đảm bảo cung cấp ôxy hòa tan cho nước ao nuôi tôm (ôxy hòa tan > 5 mg/lít).

Ngoài ra, để hạn chế tôm bị stress cần trộn thường xuyên mỗi cữ ăn BIO-VITAMIN C 10% FOR SHRIMP liều 1 – 2 g/kg thức ăn và BIO ANTI-SHOCK FOR SHRIMP hoặc BIO ANTI-STRESS FOR SHRIMP cho tôm ăn liều 3 – 5 g/kg thức ăn giúp tăng sức kháng bệnh. Trong thành phần các sản phẩm này có Vitamin C (Acid Ascorbic), Vitamin A.D.E.K, nhóm B, ngoài ra còn có Pantonate, Niacin, Inositol, Folic Acid, Biotin, Taurine giúp tăng sức khỏe cho tôm, hỗ trợ tôm hấp thu thức ăn tốt. Đặc biệt là giúp giảm stress ở tôm khi môi trường biến động.

Bổ sung khoáng chất cho nước ao tôm mỗi ngày bằng cách tạt BIO-PREMIX FOR SHRIMP NEW 1,5 kg đến 3 kg/1.000 m3 (tùy mật độ thả tôm). BIO-PREMIX FOR SHRIMP NEW là tổ hợp khoáng chất (đa lượng và vi lượng), dạng bột hòa tan. Giúp làm giàu khoáng chất trong nước ao tôm, tôm có thể hấp thu khoáng qua mang, phòng hiện tượng thiếu khoáng,…

Trong trường hợp phát hiện tôm cong thân, đục cơ nhiều thì ngoài áp dụng những giải pháp trên, tiến hành trộn cho tôm ăn khoáng nước BIO-CALPHOS FOR SHRIMP liều 3 – 5 ml/kg thức ăn, cho ăn liên tục để bù đắp sự thiếu hụt các thành phần khoáng trong cơ thể tôm.
Bio Calphos là khoáng chất dạng nước, được cân đối các thành phần Calcum, Magnesium, Phosphorus hữu dụng cho tôm. Ngoài ra còn có thêm Zinc, Iron, Cobait, manganese và Copper giúp bù đắp sự thiếu hụt khoáng ở tôm nuôi mật độ cao, ngăn chặn bệnh đục cơ, cong thân.

Người nuôi cần kiểm soát môi trường tốt, ít biến động. Cung cấp dinh dưỡng cho tôm phải đủ chất và lượng, đặc biệt khoáng đa và vi lượng thiết yếu cho tôm phải đủ cho nhu cầu lột xác và tạo vỏ mới thì tôm sẽ không bị cong thân, đục cơ, tăng trưởng nhanh. Tôm nuôi sẽ đạt sản lượng và cho năng suất cao.

Đặng Hồng Đức
Cố vấn kỹ thuật Công ty Bio-Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!