Rabobank: Nhu cầu thủy sản toàn cầu đã đạt đỉnh

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Nhu cầu thủy sản sẽ giảm trong nửa cuối năm 2022 trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao liên tục, theo phân tích mới nhất được công bố của Rabobank.

Báo cáo “Cập nhật Nuôi trồng thủy sản toàn cầu 2H 2022” với tiêu đề “Trên bờ vực suy thoái” cho biết lợi nhuận của người nuôi cá hồi và tôm có khả năng giảm so với mức cao gần đây và những tháng còn lại của năm 2022 có thể là thách thức đối với cả hai ngành này.

Được phân tích bởi Chuyên gia cao cấp về thủy sản toàn cầu của Rabobank – ông Gorjan Nikolik, báo cáo cho biết các động lực suy thoái đã bắt đầu ở cả EU và Mỹ trong khi phục hồi sau đại dịch và điều này sẽ dẫn đến nhu cầu dịch vụ thực phẩm hạ nhiệt và đảo ngược trở lại bán lẻ ở cả hai khu vực.

Trong nửa đầu năm 2022, ngành cá hồi và tôm đều có nhu cầu và giá cả kỷ lục. Nhưng cho đến nay, động lực cung của từng ngành đã phân hóa; trong khi nguồn cung tôm tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 thì nguồn cung cá hồi giảm mạnh nhất kể từ năm 2016, ở mức 6%.

Tuy nhiên, nhu cầu tăng đối với thủy sản nhập khẩu ở Trung Quốc có khả năng gây bất lợi cho cả các nhà sản xuất tôm và cá hồi, đặc biệt là trong quý IV, miễn là quốc gia này không áp dụng lại các biện pháp đóng cửa và hạn chế nhập khẩu liên quan đến COVID-19.

Ông Nikolik cho biết đối với khu vực, những người kinh doanh thủy, hải sản ở Bắc Mỹ có thể gặp khó khăn trong vài năm tới. “Mỹ vẫn là động lực thúc đẩy nhu cầu đối với thủy sản, nhưng nhu cầu về dịch vụ ăn uống rõ ràng đang giảm. Đây có thể là sự khởi đầu của một giai đoạn dài đầy thách thức ở Mỹ”, ông Nikolik nói.

Tại EU, các động lực đối lập của sự phục hồi đang diễn ra từ đại dịch COVID-19 và các xu hướng suy thoái đang nổi lên tạo ra sự khó đoán của thị trường.

Tại Nam Mỹ, Ecuador tiếp tục mở rộng nguồn cung tôm, và nguồn cung cá hồi của Chile dự kiến ​​sẽ tăng trưởng vào nửa cuối năm 2022 sau khi nửa đầu năm nay bị giảm.

Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tăng vọt với 2 quốc gia là Việt Nam và Indonesia; trong khi đó, Ấn Độ đang phải vật lộn để thích ứng với mức sản xuất của mình từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Rabobank cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là trụ cột cho sự ổn định trên thị trường thủy sản toàn cầu, do đó, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc không ảnh hưởng đến giao dịch và thị trường của nước này.

Ông Nikolik cho biết: “Trung Quốc có tiềm năng trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu đối với tôm, và có thể là cả cá hồi trong quý IV/2022. Tuy nhiên, việc đóng cửa và hạn chế nhập khẩu do COVID-19 làm giảm đáng kể xác suất đó. Chúng tôi vẫn lạc quan rằng Trung Quốc sẽ một lần nữa trở thành động lực quan trọng trong nhu cầu tôm và cá hồi trước cuối năm nay”.

Nguồn cung cá hồi toàn cầu giảm 6% trong nửa đầu năm được kỳ vọng sẽ đảo ngược trong nửa cuối năm. Nguồn: Rabobank

Báo cáo dự báo chi phí thức ăn, vận chuyển hàng hóa và năng lượng sẽ vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Đồng thời cũng lưu ý những người nuôi cá hồi trên thế giới đã hưởng lợi nhuận lớn trong suốt một năm rưỡi qua do mức giá cao và dự báo giá cá hồi sẽ “bình thường hóa một phần nhưng vẫn ở mức cao” cho đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, chu kỳ sản xuất dài của cá hồi và chi phí thức ăn cao hơn sẽ kết hợp làm giảm lợi nhuận của người nông dân. Dù vậy, ngành này vẫn được kỳ vọng sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận tích cực. 

Ngược lại, nếu nguồn cung tôm của thế giới tiếp tục mở rộng như trong nửa đầu năm 2022 hoặc nhu cầu tiếp tục giảm do hành vi suy thoái của người tiêu dùng, Rabobank dự báo giá có thể giảm xuống dưới mức hòa vốn cho người nuôi. Trên thực tế, ở một số khu vực của ngành tôm toàn cầu, điều này đã xảy ra, ông Nikolik cho biết.

Trong khi đó, nguồn cung bột cá toàn cầu vẫn tương đối ổn định, mặc dù sản lượng bột cá của Peru dự kiến ​​sẽ không vượt qua năm 2021. Sản lượng cao hơn ở các khu vực khác trên thế giới sẽ không bù đắp cho sản lượng thấp hơn ở Peru, theo ông Nikolik. 

Giá bột cá đã tăng trong năm qua, vượt qua mức 1.600 USD/tấn trong thời gian gần đây, trong khi giá đậu nành cao đã khiến bột đậu nành có giá thành gần như tương đương. Báo cáo cho thấy, giá cao kỷ lục đối với các sản phẩm thay thế rau đang khiến các nguyên liệu thủy sản trở nên tương đối cạnh tranh trong các công thức thức ăn khi tỷ lệ giá bột cá/bột đậu nành đạt mức thấp mới vào tháng 5/2022 do giá bột đậu nành cao.

Hải Phong

Theo Seafoodsource

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!