T6, 23/02/2024 08:00

Tập đoàn hoàng gia hơn 100 năm tuổi đến từ Hà Lan tham vọng “thống lĩnh” thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Là tập đoàn hoàng gia đến từ Hà Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng động vật trên toàn cầu, gia nhập vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2009, De Heus nhận thấy Việt Nam có lợi thế để trở thành một trong những quốc gia có nguồn cung cấp thủy sản quan trọng nhất toàn cầu.

Thị trường thủy sản tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc 

Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Việt Nam được xếp hạng là nước sản xuất nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ, được công nhận là nước sản xuất lớn trong ngành thủy sản, cả nuôi trồng và đánh bắt ngoài biển với đường bờ biển dài 3.260 km cùng với vùng đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2. Việt Nam có vị thế tốt để trở thành một trong những nguồn cung cấp protein thủy sản quan trọng nhất thế giới. Thị trường NTTS đang phát triển trong nước, đạt 4,9 triệu tấn vào năm 2022, được dự đoán sẽ đạt tốc độ CAGR là 1,8% từ năm 2023 đến năm 2028 (Nguồn: Tập đoàn IMARC – Thị trường nuôi trồng thủy sản Việt Nam: Xu hướng ngành, Chia sẻ, Quy mô, Tăng trưởng, Cơ hội và Dự báo 2023 – 2028). 

Riêng lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, hiện cả nước có 119 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, tổng thiết kế 11,7 triệu tấn, nhưng hàng năm mới sản xuất được khoảng 5,4 – 5,6 triệu tấn, trong đó có khoảng 3,5 triệu tấn dành cho NTTS trong nước. 

Tiềm năng nội tại và chiến lược phát triển của Tập đoàn De Heus trong ngành thủy sản 

Là tập đoàn hoàng gia đến từ Hà Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng động vật trên toàn cầu, gia nhập vào thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2009, De Heus nhận thấy Việt Nam có lợi thế để trở thành một trong những quốc gia có nguồn cung cấp thủy sản quan trọng nhất toàn cầu. Theo đó, De Heus cam kết phát triển vị thế chiến lược của mình ở Việt Nam cùng các đối tác trong và ngoài nước về lĩnh vực thủy sản nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. 

Với tuyên chỉ “lấy khách hàng làm trung tâm”, De Heus vượt xa giới hạn của một nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đơn thuần. Ngoài các sản phẩm đột phá cùng chất lượng cao, De Heus còn đem đến cho người chăn nuôi hàng loạt những dịch vụ và những giải pháp dinh dưỡng và công nghệ, nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tối đa, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho những trang trại chăn nuôi. Tất cả những hoạt động đó luôn được De Heus thực hiện bằng sự quan tâm tối đa đến môi trường và khí hậu, bởi “bền vững” chính là xu hướng phát triển của xã hội, mà De Heus nhận thức rõ chúng ta là một phần trong đó. 

Với mong muốn đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm từ các sản phẩm NTTS, hỗ trợ ngành NTTS Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, giúp tăng cường kiến thức cho người nuôi cá, cơ sở chế biến cá và các nhà phân phối thức ăn cho cá. De Heus tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển thủy sản tại Việt Nam với những trung tâm R&D được đầu tư trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, giúp Công ty tiến hành các hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm trong lĩnh vực thủy sản như kiểm tra, đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu, các công thức thức ăn thủy sản chất lượng cũng như thực nghiệm ứng dụng các giải pháp nuôi trồng tiên tiến, đào tạo người nuôi về quản lý ao nuôi và các phương pháp thực hành tốt nhất. Hiện tại ở trung tâm này, các chuyên gia của De Heus đã thực hiện nhiều thí nghiệm chuyên sâu trên các chủng loại cá khác nhau, như: cá tra, cá diêu hồng, cá lóc, cá rô phi, cá rô đồng, cá trê, cá chim trắng, cá chép, ếch, tôm thẻ chân trắng, tôm sú… 

Hơn nữa, thông qua thương vụ mua lại thương hiệu Proconco vào cuối năm 2021, De Heus củng cố chắc chắn vị thế, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của thương hiệu Proconco trong NTTS nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung tại thị trường Việt Nam. Proconco và De Heus về chung một nhà được xem là bước đi chiến lược, nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi và NTTS tại Việt Nam theo hướng năng suất, hiệu quả, bền vững. 

Mới đây, vào tháng 9/2023, Tập đoàn De Heus vừa khai trương nhà máy thức ăn thủy sản mới tại Khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ. Nhà máy thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ được thiết kế với tổng công suất 240.000 tấn/năm, chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra. Tất cả các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất từ châu Âu và Mỹ. Toàn bộ quy trình sản xuất tại nhà máy này từ đầu vào đến đầu ra đều được kiểm soát bằng hệ thống hoàn toàn tự động và được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn ISO 22000, BAP và GLOBAL G.A.P. Không chỉ có công nghệ hiện đại, nhà máy này của De Heus còn có vị trí thuận tiện ngay cảng đường sông tạo ra ưu điểm vượt trội, hỗ trợ việc vận chuyển hàng nguyên liệu thô vào nhà máy và thành phẩm đến người nuôi thủy sản. 

Trên đây là những minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực của De Heus trong việc đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành NTTS Việt Nam, nhằm mục đích xây dựng một ngành chăn nuôi và NTTS hiệu quả và bền vững, có thể thích ứng với biến đổi khí hậu và trước hết là bảo vệ môi trường, đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế một cách cạnh tranh. 

De Heus cam kết đồng hành cùng người chăn nuôi và người NTTS phát triển bền vững 

Bằng những giải pháp dinh dưỡng đột phá và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước lẫn quốc tế, De Heus Việt Nam cam kết không ngừng nỗ lực giúp người NTTS ở Việt Nam tiến triển theo hướng hiệu quả và bền vững. 

Bên cạnh đó, chúng tôi còn giữ vai trò điều phối trong chuỗi giá trị bằng cách hỗ trợ người nuôi tiếp cận với giải pháp di truyền chất lượng hàng đầu, giải pháp quản lý kỹ thuật và nguồn tài chính, cũng như kết nối họ với thị trường tiêu thụ. 

De Heus

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!