T2, 06/07/2020 10:04

Thần tốc Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long

Chưa có đánh giá về bài viết

Từ làm ăn không hiệu quả, phải bán lại nhà xưởng, giờ đây Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long đã gia nhập tốp các nhà cung cấp thức ăn thủy sản uy tín nhất Việt Nam. Đâu là chìa khóa thành công?

Nước cờ ba bên cùng thắng

Có mặt tại Công ty trong thời điểm tôm ở ĐBSCL chết nhiều, sản xuất thủy sản đình đốn, nhưng các dây chuyền sản xuất thức ăn của Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long trong nhà máy tại Long An vẫn hoạt động hết công suất, xe lấy hàng nườm nượp. Công nhân cho biết: “So với trước đây, sản xuất tăng lên gấp bội, lương tăng, việc làm đều đặn”.

Một công nhân khác hỉ hả: “Tất cả sự đổi khác là từ đội ngũ lãnh đạo. Nhóm lãnh đạo mới của Công ty ngày đêm lăn lộn với nhà máy, ăn sau công nhân, ngủ muộn hơn công nhân. Tiếng là lãnh đạo, nhưng bộ phận giám đốc còn làm việc nhiều hơn chúng tôi. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm và thị trường không ngừng phát triển. Anh em chúng tôi rất mừng”.

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long được thành lập từ năm 1999, đầu tư đáng kể, nhưng nhiều năm liền sản phẩm của họ không ra được thị trường. Mỗi năm sản phẩm tiêu thụ không quá 10.000 tấn. Theo một số chuyên gia thì việc nhà máy phá sản chỉ còn là thời gian. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ lãnh đạo quá ít kinh nghiệm với thị trường Việt Nam và với ngành thủy sản.

Để tránh sự thua lỗ kéo dài, toàn bộ nhà máy đã được bán lại cho nhà đầu tư khác, và ê kíp lãnh đạo mới được điều tới thay thế. Họ là đội ngũ những người đã có hàng chục năm lăn lộn trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam, được đào tạo bài bản về ngành thủy sản và am hiểu văn hóa cũng như kinh doanh tại lĩnh vực này. Tổng Giám đốc Trang Giới Thành là người như thế.

 

Tổng Giám đốc Trang Giới Thành ngày đêm gắn bó với đồng ruộng Việt Nam

Theo ông Trang Giới Thành, sản xuất thức ăn tốt thôi là chưa đủ. Phải cùng ăn cùng làm với người nông dân, theo sát từng cánh đồng. Ông nói: “Có người cứ nghĩ mời đại lý đi ăn nhậu nhiều sẽ tiêu thụ được lắm sản phẩm. Thật ra, người tiêu thụ sản phẩm không phải đại lý mà là nông dân, họ mới là đối tượng mà nhà máy phải tiếp xúc. Dù rằng đại lý có ủng hộ, có cố đẩy sản phẩm của công ty như thế nào đi chăng nữa, nếu người dân không dùng, hàng vẫn không bán được. Bởi vậy chúng tôi chuyển từ chủ trương kinh doanh sang chủ trương phục vụ. Thăng Long phục vụ nông dân tốt, họ làm ăn có lãi, họ sẽ tín nhiệm và dùng sản phẩm Thăng Long. Lúc đấy đại lý sẽ bán được hàng và gắn kết hơn với công ty, tạo được cục diện người nuôi – đại lý – công ty, cả 3 bên cùng thắng”.

Để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng tháng Công ty đều lấy và gửi các mẫu thức ăn của mình cũng như trên thị trường tới các phòng quản lý chất lượng trong, ngoài nước, cũng như Trung tâm nghiên cứu của Tổng Công ty để kiểm tra, đánh giá và thẩm định lại chất lượng. Chất lượng chính là nền móng vững chắc nhất giúp Công ty tồn tại và phát triển.

Hiện Trung tâm nghiên cứu của Tổng Công ty có hơn 20 tiến sĩ, 120 thạc sĩ chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng và các sản phẩm vi sinh, chất xử lý, cải thiện môi trường ao nuôi, kỹ thuật nuôi mới. Riêng ở Công ty Thăng Long 100% nhân viên kỹ thuật tiếp thị đều tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành thủy sản. Hiện Công ty đang tuyển và đào tạo thêm đội ngũ kỹ thuật viên nhằm nâng tổng số lên 100 người, để đưa về các cánh đồng tôm, cùng ăn cùng ở với người nông dân. Bản thân bên cạnh Tổng Giám đốc Trang Giới Thành cũng có một ê kíp các Phó Tổng giám đốc trẻ và tài năng cùng làm việc.

 Khi tiếp xúc, ông đã để lại cho tôi ấn tượng thật bình dị và dễ gần. Ông tâm sự, một công ty sẽ không làm được bất cứ gì nếu không có con người và nhân tài. Ông tâm niệm “Chiến lược định hướng tương lai, nhân tài quyết định ngày mai”. Vì thế phần lớn thời gian của ông không phải trên bàn giấy, mà là dưới nhà xưởng, dưới vùng nuôi để sát cánh cùng công nhân, cùng nhân viên thị trường.

Các dây chuyền sản xuất của công ty chạy hết công suất

Bước tăng trưởng thần tốc

Ông Trang Giới Thành cho biết: “Trước năm 2011, sản lượng của Thăng Long không tiêu thụ được dù chỉ 10.000 tấn, tuy nhiên từ lúc thay mới con người, đổi mới sản phẩm, năm 2011 chỉ vỏn vẹn nửa năm chúng tôi đã tiêu thụ được 20.000 tấn sản phẩm thức ăn thủy sản. Sang năm 2012, trong vòng năm tháng đầu năm, tuy chưa vào vụ chính, Thăng Long đã bán được khoảng 20.000 tấn. Theo các hợp đồng, năm nay chúng tôi tiêu thụ không dưới 40.000 tấn”.

Bài học thành công của Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long rất đáng để học tập. Sự thành bại của một nhà máy, một thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào đồng vốn mà còn phụ thuộc vào yếu tố con người. Ở đây, người ta không thấy những nhà lãnh đạo với những chiếc xe siêu sang, những cô gái chân dài, mà ngược lại, hầu như không có khoảng cách giữa người công nhân và người lãnh đạo, giữa công ty và người nông d

>> “Không phải đồng tiền, mà chính con người đã đem lại sự thành công cho thương hiệu thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long”.

Nguyên Anh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!