Gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi suy thoái, nhưng đầu năm nay xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn tăng trưởng khá; trong đó, mặt hàng thủy sản vẫn khẳng định được vị trí mũi nhọn.
Theo báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, sáu tháng đầu năm 2014, doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đa phần lại thấp.
Ông Châu Thành Tôn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau cho biết, qua kết quả khảo sát của Ban Công nhân thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh trong tháng 9 vừa qua cho thấy, thu nhập của công nhân trong các nhà máy chế biến hàng thủy sản năm 2014 đã tăng đáng kể.
Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Suốt 3 ngày làm việc (từ 1 – 3/10), đoàn chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đã tìm ra nguyên nhân vì sao lô cá ngừ đầu tiên đi Nhật thành công không như mong đợi.
Chế biến, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất thủy sản, góp công lớn đưa ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách là áp dụng tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh môi trường, nếu không ngành thủy sản sẽ phải trả giá đắt hơn những gì thu được.
Ông Pedro Henrique Silva de Oliveira, thuộc cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thủy sản Brazil (SEMOC) xác nhận, Brazil đã ngừng cấp phép nhập khẩu sản phẩm cá tra có xuất xứ Việt Nam từ ngày 22/9/2014.
Công ty Kỹ sinh thủy sản Zhanjiang Haimao (Haimao) của Trung Quốc là đơn vị đầu tiên xuất khẩu tôm post sang Việt Nam.
Năm 2009, VASEP từng khởi xướng cuộc vận động “nói không với tôm tạp chất”, có 44 doanh nghiệp thuộc VASEP hưởng ứng. Một tháng sau, thêm 5 doanh nghiệp nữa tham gia, đã khiến dấy lên hy vọng nước ta sẽ có “tôm sạch”. Nay có thể nói, cuộc vận động chưa thành công.
Sau quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc áp dụng thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam giai đoạn 1/2/2012 – 31/1/2013 (POR8), các doanh nghiệp Việt Nam đã đồng lòng theo kiện vụ việc này, nhất trí phản kháng và sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).